Phục hồi sức khỏe sau khi điều trị ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy hoạt động của cơ thể, cũng như chế độ dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau điều trị ung thư.

0

Tập luyện sau khi điều trị ung thư

Theo Sức khỏe & đời sống, những nghiên cứu đã chỉ rõ là cần luyện tập vừa phải và có mức độ (như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội) khoảng 30 phút mỗi ngày hoặc hầu như mỗi ngày bạn có thể:

- Giảm bớt lo âu và chán nản

- Cải thiện tâm trạng

- Nâng cao lòng tự hào

- Giảm bớt những triệu chứng của sự mệt mỏi, buồn nôn, đau và ỉa chảy

Trong suốt quá trình bình phục, điều quan trọng là nên bắt đầu một chương trình tập luyện chậm rãi và tăng dần hoạt động theo thời gian, trao đổi với bác sĩ của bạn hoặc một bác sĩ chuyên khoa nào đó (ví dụ như nhà vật lý trị liệu) nếu bạn thấy cần thiết.

Nếu bạn phải nằm trên giường trong suốt quá trình bình phục, ngay cả những hoạt động nhẹ nhàng như xoay tròn tay hoặc chân cũng có thể giúp bạn linh hoạt trở lại, làm dịu đi sự căng thẳng cơ bắp và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Một số bệnh nhân sống sau điều trị  có thể cần đến sự chăm sóc đặc biệt trong luyện tập. Hãy nói với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ sự luyện tập nào.

Can thiệp dinh dưỡng sớm tốt cho điều trị ung thư

Sút cân, chán ăn, mệt mỏi... ở người mắc ung thư là dấu hiệu của hội chứng suy mòn. Tình trạng này xảy ra ở 80% bệnh nhân ung thư, làm cản trở hiệu quả, tiến độ của quá trình điều trị.

Vnexpress dẫn lời tiến sĩ, bác sĩ Vũ Văn Vũ - Trưởng khoa Nội I, Bệnh viện Ung bướu TP HCM cho biết về những nguy hiểm của hội chứng suy mòn.

Hội chứng suy mòn là diễn tiến bất lợi trong quá trình chữa ung thư bởi nó làm bệnh nhân giảm khả năng đáp ứng với các phác đồ điều trị cũng như tỷ lệ sống còn. Ở giai đoạn đầu hay còn gọi là tiền suy mòn, bệnh nhân có ít dấu hiệu như chán ăn, sụt cân nhẹ (dưới  5% thể trọng ban đầu) nên nhiều người không để ý, coi đó là mệt mỏi bình thường. Sang giai đoạn tiếp theo - suy mòn thực sự, người bệnh thường xuyên giảm ăn, sụt cân nhiều (hơn 5% thể trọng), rối loạn chuyển hóa toàn thân. Đáng sợ nhất chính là giai đoạn cuối - suy mòn trơ, lúc này cơ thể suy kiệt, không đáp ứng được với các phương phápđiều trị, sự sống chỉ còn kéo dài không quá 3 tháng.

Khi đã hiểu rõ các giai đoạn của suy mòn, bản thân bệnh nhân hoặc người thân cần chặn đứng suy mòn từ giai đoạn "trứng nước", nghĩa là giai đoạn tiền suy mòn. Nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh ung thư cao hơn so với người bình thường, đơn cử với nhu cầu năng lượng, bệnh nhân ung thư cần đến 30kcal - 40kcal cho một kg thể trọng trong ngày so với 25kcal - 30kcal ở người bình thường; nhu cầu protein là 1,3g – 1,5g, thậm chí có thể lên đến 2g cho một kg cân nặng trong những trường hợp đặc biệt, so với 0,8g trên một kg ở người bình thường khỏe mạnh.

Ngoài ra, khoa học đã chứng minh: dưỡng chất EPA (Eicosapentaenoic acid, một loại acid béo omega 3) có tác dụng làm giảm sự sản xuất các chất gây viêm, giảm các xáo trộn chuyển hóa trong hội chứng suy mòn, giúp ổn định cân nặng, cải thiện tình trạng chán ăn. Liều EPA khuyến cáo của Hiệp hội Dinh dưỡng và Chuyển hóa Mỹ (ASPEN) là 2g mỗi ngày. Dưỡng chất này có nhiều trong các loài cá vùng biển sâu như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết… Tuy nhiên, để có thể theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lâu dài, giúp tiện lợi và giảm thời gian chăm sóc thì người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng được nghiên cứu chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư.

Tham khảo thuốc:

3b – Medi: Bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể. Với liều cao dùng để điều trị các chứng đau nhức do các bệnh lý thần kinh, bệnh yếu cơ...

Trà Mi

Nên đọc
Nhiễm virus Coxsackie

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]