Phương pháp chống đuối nước cho trẻ

Việc học bơi trên cạn, không cần bể bơi này sẽ không thể bằng phương pháp bơi thực tế trong nước, song nó cũng cung cấp những phương pháp cơ bản nếu không may trẻ gặp sự cố.

0


Trẻ em luôn phải đối mặt với nguy cơ đuối nước. Ảnh Phạm Mỹ

Theo TS Phạm Anh Tuấn , 'cha đẻ' của cách 'bơi tự cứu', đây không hẳn là bơi, nhưng với cách này, ta có thể tồn tại dưới nước khá lâu để chờ người đến cứu hoặc lợi dụng dòng chảy để về nơi nông hơn.

Các bước trên, trẻ có thể luyện tập dần dần trên cạn được. Đồng thời, phương pháp trên cũng không đòi hỏi hạ tầng, thiết bị đặc thù hay đội ngũ giáo viên đông đảo nên có thể áp dụng trên diện rộng được.


Một buổi dạy "bơi tự cứu" của TS Phạm Anh Tuấn (Ảnh nhân vật cung cấp)

"Bơi tự cứu" thực chất là một phương thức giúp người luyện tập có thể nổi khi rơi xuống nước chỉ bằng cách điều hòa nhịp thở và di chuyển cơ thể đúng cách.

Cụ thể nó trải qua 4 bước cơ bản: Đầu tiên, khi chìm xuống nước, ta phải nhắm mắt, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, và nó sẽ phồng ra thành "phao cứu sinh" đẩy người nổi lên.

Tiếp đó, bình tĩnh thả lỏng người để nước đẩy lên vào tư thế "bập bênh bán an toàn", để đầu nhấp nhô trên mặt nước. Tiếp theo, tận dụng việc trong nước người nhẹ, người bơi đẩy đầu nhô hẳn lên mặt nước để thở. Và cứ thế, người bơi tiến hành "bơi tự cứu" gồm hít thở và thả nổi.


Quy trình "bơi tự cứu"

TS Phạm Anh Tuấn cũng cho hay, với người không biết bơi, khi bị ngã xuống nước, cố gắng không được hoảng loạn. Vì càng vẫy vùng nhiều, càng tiêu tốn năng lượng và đốt cháy nhiều oxi, nitơ. Điều này khiến ta phải hít vào nhiều.

Mà lúc rối trí, hít vào thường sặc nước rồi dẫn kiểm soát. Nếu tập luyện kỹ càng phương pháp hít thở của "bơi tự cứu" cũng như trang bị sẵn kiến thức để bình tĩnh trước biến cố, ta sẽ làm chủ được tình huống.

AloBacsi.vn
Theo Thể Thao & Văn Hóa

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]