Phương pháp đơn giản giúp sinh viên “nói tiếng Anh như gió”

GD&TĐ - Trong 4 kỹ năng phục vụ mục đích giao tiếp, nói được cho là đóng vai trò trọng yếu bởi vì mục đích trên hết của người học ngoại ngữ là khả năng diễn đạt mạch lạc, tự tin và chính xác suy nghĩ của mình.

15.5841

Tự tạo môi trường nói tiếng Anh cho bản thân là vô vùng quan trọng

Với ý nghĩa đó, hai giảng viên trẻ Lê Thùy Dương và Trịnh Hồng Linh (Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã xây dựng mô hình lớp học nói tiếng Anh dành cho nhóm sinh viên không chuyên.

Nói theo chủ đề kết hợp chuyện phiếm bằng tiếng Anh

 Người hướng dẫn lấy người học làm trung tâm, đánh giá năng lực theo quá trình, hướng dẫn người học theo phương pháp tư vấn.
Giảng viên Lê Thùy Dương
Cả hai giảng viên trẻ cho biết, phương pháp thực hiện rất đơn giản. Cụ thể: Mỗi buổi học sẽ theo định hướng chủ đề, kết hợp hướng dẫn về kỹ năng để các sinh viên rút được kinh nghiệm cho riêng mình.

Ngoài ra kết hợp sử dụng video là những bài nói theo chủ đề của người bản xứ để giúp sinh viên diễn đạt mềm mại, tự nhiên hơn, chữa lối nói dịch từng từ.

“Giảng viên có thể lập kho dữ liệu là bài hát, video, truyện ngắn phù hợp trình độ do giáo viên và các bạn học viên đóng góp để các học viên tập luyện ở nhà theo phương pháp swim in a foreing language” – Giảng viên Thùy Dương trao đổi.

Cũng theo giảng viên Thùy Dương, giảng viên có thể kết hợp các phương pháp hoạt động nhóm, mỗi nhóm sẽ là chuyên gia của một mảng kiến thức, sau đó các nhóm sẽ giao lưu với nhau, từ đấy sinh viên sẽ có điều kiện giảng chuyên môn của mình cho nhóm khác và ngược lại.

Mặt khác, có thể áp dụng phương pháp hứng thú theo lý thuyết của Dornyei (2001) vào giảng dạy như: Khích lệ làm việc nhóm, tổ chức hoạt động có sản phẩm vật chất, gắn liền việc dạy học với sở thích chung của lứa tuổi, kết hợp nói chuyện phiếm bằng tiếng Anh ngoài giờ học.

Mục sở thị ở một lớp học

 Mô hình này đã được chứng minh rất thành công đối với học viên tham gia, các bạn học viên đã cải thiện được đáng kể khả năng nói tiếng Anh, tăng sự tự tin khi giao tiếp và có được một kho học liệu rất đáng giá do các bạn và giáo viên cùng xây dựng.
Hơn thế nữa, do sự linh hoạt của nó, mô hình này còn chứng tỏ được tác dụng ngay cả khi các học viên đã ở trình độ cao hơn.
Giảng viên Trịnh Hồng Linh

Hai giảng viên lấy ví dụ buổi học số 5 của khóa học mang chủ đề “Dreams and Challenges” sau đây sẽ mang đến một cái nhìn tương đối cụ thể về các hoạt động của mô hình lớp học nói tiếng Anh dành cho nhóm sinh viên không chuyên.

Cụ thể, trước đó một tuần, giảng viên nhắc học viên về chủ đề sắp tới cùng hai câu hỏi chính của buổi học:

1. What is biggest challenge you have overcome sofr?

2. What is your dream life in future?

Gửi qua mạng một vài bài hát, video logs, cùng những từ vựng, lối diễn đạt có thể dùng để nói về ước mơ và thử thách. Chia lớp thành 3, 4 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị chi tiết về 4, 5 từ vựng trong học liệu, bao gồm nghĩa, ví dụ, cách dùng, tranh minh họa để tổ chức “đuổi hình bắt chữ”.

Bắt đầu buổi học, học viên sẽ ngồi theo nhóm được phân sẵn, bàn bạc trao đổi một lần nữa về từ vựng của nhóm mình khoảng 10 phút. Sau đó mỗi nhóm sẽ phụ trách dẫn chương trình “đuổi hình bắt chữ” cho các “khách” (tức là thành viên đội khác). Đội phụ trách có nhiệm vụ giải nghĩa, cách dùng của từ vựng đó một lần nữa nếu khách cần. Hoạt động được áp dụng phương pháp Jigsaw.

Cả lớp ngồi theo vòng tròn, từng bạn sẽ trở thành diễn giả của buổi nói chuyện, chia sẻ về thử thách lắng nghe và đưa ra câu hỏi. Giáo viên là người giữ cho không khí lớp học không bị nhàm chán, khích lệ mọi người cùng nói, sữa lỗi khi học viên mắc lỗi, ngợi khen khi các bạn có tiến bộ. Đồng thời giáo viên cũng tham gia vào hoạt động như một học viên, kể về thử thách và ước mơ của mình. Hoạt động này khoảng 45 phút.

Các học viên có thể mang câu hỏi của mình đến hỏi bạn bè và cô giáo nếu còn thời gian. Các giờ giải lao sẽ phát âm nhạc hoặc giáo viên chủ động nói chuyện phiếm để các học viên không có cảm giác buồn chán.

Cuối buổi, các học viên sẽ dành 10 phút viết thư gửi cho người mà mình thấy ấn tượng về thử thách và ước mơ mà bạn chia sẻ, nêu thêm về những suy nghĩ mà mình chưa kịp diễn đạt, ghi tên người nhận, cho vào hòm thư chung để đảm bảo không ai biết người gửi. Tiếp sau đó, từng học viên sẽ lên nhận lại thư có tên mình.

Buổi học kết thúc, học viên lại tiếp tục được thông báo chủ đề cho tuần sau.

Trong quá trình học tập, môi trường đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, phần lớn người học ngoại ngữ ở Việt Nam không có đủ điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những người bản xứ qua du lịch hay trung tâm Anh ngữ. Vì vậy việc tự tạo môi trường nói tiếng Anh cho bản thân là vô vùng quan trọng.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]