Phương pháp mới trị tiểu buốt, tiểu rắt

Chỉ cần dùng D-manose trong 2 ngày là căn bệnh tiểu buốt, tiểu rắt sẽ thuyên giảm.

15.6

Tiểu buốt, tiểu rắt là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ, gây khó chịu hay theo chuyên môn gọilà bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do vi khuẩn gây ra, và khi khuẩn kháng thuốc, bệnh tình thêm trầm trọng, rất khó chữa.

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu còn gọi là bệnh viêm bàng quang, 90% mắc bệnh là do vi khuẩn E.coli (Escherichia coli). Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như mắc bệnh tiểu đường, đang mang thai, quan hệ tình dục với nhiều người, lạm dụng thuốc kháng sinh và vệ sinh cá nhân kém.

Mặc dù bệnh tiểu rắt, tiểu buốt không nghiêm trọng nhưng nó lại gây khó chịu và thường điều trị khỏi bằng kháng sinh. Tuy nhiên dùng kháng sinh lại có tính hai mặt, gây kháng thuốc nếu lạm dụng và tiêu diệt luôn cả khuẩn thân thiện.

Thậm chí còn làm cho bệnh tình thêm trầm trọng, gây nhiễm nấm, tạo hiện tượng khuẩn kháng thuốc, nhất là khuẩn E.coli, phát sinh chứng tiêu chảy. Khi kháng thuốc, E.coli bài tiết chất độc gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, ruột và nếu điều trị đúng cách cũng phải mất vài tháng mới khỏi, vì vậy giải pháp dùng kháng sinh đôi khi hại nhiều hơn lợi.

Để khắc phục, Tạp chí Sức khỏe phụ nữ (WH) của Mỹ vừa giới thiệu một phương pháp thân thiện, dùng D-manose. Đây là hệ đường hoa quả, có hiệu quả trị tiểu buốt, tiểu rắt do khuẩn E. coli. Chỉ cần dùng D-manose trong 2 ngày là thuyên giảm. D-manose có tác dụng khử E.coli bám vào thành bàng quang và đưa ra ngoài theo đường nước tiểu.

Theo bác sĩ Jonathan Wright, người chuyên điều trị khuẩn E.coli bằng liệu pháp thay thế phi dược phẩm cho biết, phương án dùng D-manose rất hiệu quả. Theo đó, cứ 3 giờ thì dùng 1/2 đến 1 thìa cà phê D-manose, nếu cần có thể rút ngắn thời gian lại.

Hằng ngày nên dùng liều dự phòng. Nếu trong 24 giờ vẫn còn triệu chứng thì hãy đi khám bác sĩ, lý do có khoảng 10% bị nhiễm trùng đường tiểu lại không do khuẩn E.coli nên D-manose không phát huy tác dụng.

Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm dùng nước dâu tây ép để trị căn bệnh này, nhưng không có lợi trong việc trị khuẩn và nấm vì chứa nhiều đường. Nên dùng viên nhộng có chứa chiết xuất dâu ép, 2 viên loại 500mg có tác dụng chống viêm giống như anthocyanins hay tương tự 1 cốc nước dâu ép 8 aoxơ (khoảng 230gam).

Ngoài ra, có thể dùng probiotic, đặc biệt là probiotic nhóm lactobacilli có tác dụng phòng bệnh. Probiotics hay thực phẩm ủ chua kiểu như sữa chua cũng có tác dụng bổ sung khuẩn thân thiện chống viêm nhiễm đường tiểu. Thêm nữa, có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Uống nhiều nước cho đến khi nước tiểu trong (màu nhạt hơn)

- Khi nào cần tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn tiểu

- Bổ sung vitamin C

- Tăng cường thực phẩm giàu chất chống ôxi hóa

- Dùng trà thảo dược lợi tiểu

- Giảm ăn đường, bánh mỳ, ngô và nhóm thực phẩm gia tăng dị ứng

- Bổ sung dầu cá để giảm viêm nhiễm

- Tắm trong bồn nước nóng

Về đông y, hãy thử dùng Kim Ngân Hoa và Kim Tiền Thảo, đây là hai loại kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn hiệu quả, đặc biệt là khuẩn E.coli. Riêng Kim Tiền Thảo có tác dụng thanh nhiệt, giúp đào thải nhanh vi khuẩn đã chết và vi khuẩn sống bám trên bề mặt đường niệu và cuối cùng giảm bệnh.


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]