Phương pháp phòng bệnh cho vịt trong mô hình chăn nuôi vịt cá kết hợp

(VietQ.vn) - Công tác phòng bệnh là một bước quan trọng trong kỹ thuật chăn nuôi vịt và cá kết hợp để đảm bảo chất lượng, năng suất của vật nuôi từ đó đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi.

15.6047

Chăn nuôi kết hợp vịt - cá là phương thức chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao trên cùng một diện tích ao hồ. Dưới đây là công tác phòng bệnh cho vịt trong kỹ thuật chăn nuôi vịt và cá kết hợp.

Quản lý, chăm sóc đàn vịt và ao cá

Phải theo dõi đàn vịt hàng ngày để phát hiện những con không bình thường, nhốt lại chăm sóc riêng, nếu mắc bệnh thì chữa. Những ngày, những lúc nóng quá, rét quá không nên cho vịt xuống ao. Thường xuyên quét dọn chuồng (kể cả chuồng trên máng), tu sửa những chỗ hư hại. Sân chuồng và quanh bờ ao nên trồng cây ăn quả để tăng thu nhập và tạo bóng mát cho vịt và cá.

Thường xuyên giữ đủ nước trong ao cá theo quy định. Hàng ngày kiểm tra bờ, cống rãnh, tu sửa lưới chắn để khỏi ảnh hưởng đến vịt và cá để phòng lụt, bão cá đi mất. Nếu thấy cá nổi đầu khắp ao, có tiếng động không lặn thì phải bơm thêm nước và hạn chế hoặc ngừng thả vịt xuống ao.

Công tác phòng bệnh trong kỹ thuật chăn nuôi vịt cá kết hợp góp phần quyết định chất lượng cũng như năng suất vật nuôi

Lịch phòng bệnh cho vịt

Từ 1-3 ngày tuổi dùng Streptomycine 3-4mg/con, Neoteool, Tetracylin, Cholocide 40-50 mg/kg thể trọng vịt.

Từ 10-15 ngày tuổi tiêm vacxin dịch tả lần 1 (dưới da). Từ 56-60 ngày ruổi tiêm vacxin dịch tả lần 2. Từ 135-140 ngày ruổi tiêm vacxin dịch tả lần 3. Sau khi đẻ 4-5 tháng tuổi tiêm vacxin dịch tả lần 4.

Về việc tiêm vacxin cúm gia cầm, bà con cần làm theo hướng dẫn của bác sỹ thú y. Ngoài ra theo dõi biến động thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe vịt có thể bổ sung kháng sinh phòng bệnh cho vịt 1-2 tháng một lần.

Một số bệnh thường gặp ở vịt

Bệnh viêm gan virut ở vịt: Thời gian nung bệnh 2- 4 ngày, bệnh tiến triển nhanh khó phát hiện kịp. Vịt sã cánh, buồn ngủ, bỏ ăn, mệt mỏi nặng, nằm đầu nghoẹo ra sau hay về một bên, co giật toàn thân sau đó mới chết ở tư thế duỗi thẳng. Bệnh tiến triển rất nhanh, chong vòng 2 h, tỉ lệ bệnh 100% đàn, tỉ lệ chết 95- 100% ở vịt con 1- 3 tuần tuổi, 50% ở vit 4 tuần trở lên. Do không có thuốc đặc trị nên chỉ dùng biện pháp vệ sinh thú y để phòng, tiêm phòng vacxin cho vịt con và vịt trưởng thành, cách li tốt vịt con 1- 5 tuần tuổi tránh lây nhiễm.

Bệnh dịch tả vịt: Bệnh thường xảy ra ở vịt từ 15 ngày tuổi trở lên, và 1- 5 ngày sau khi phát bện thì gia cầm bắt đầu chết. Vịt chết đột ngột cả những con đang béo, vịt đẻ giảm 25- 40%. Vịt ốm bỏ ăn, tiêu chảy phân loãng màu trắng xanh, thối khắm, lông xù, mắt nửa nhắm, nửa mở, nước mũi chảy,cánh sã, ít vận động, sốt có 43- 43, 50, liên tục trong 2 ngày, nhiều con đứng 1 chân, tỉ lệ chết 5- 100%. Bệnh không có thuốc điều trị. Khi dịch tả xuất hiện phải bao vây nơi có dịch, loại bỏ vịt ốm, xử lý diệt virut bằng nhiệt, không tiêm vacxin phòng khi vịt đang bị dịch. Liều vacxin cho vịt khỏe lúc này là 1,5 lần,có thể gấp 2.

Bà con cần nắm vững kỹ thuật chăn nuôi trước khi thực hiện mô hình chăn nuôi vit và cá kết hợp

Bệnh tụ huyết trùng: Bệnh thể quá cấp tính, vịt chết đột ngột rất nhanh mà chưa có dấu hiệu bệnh tật, bệnh chuyển biến nhanh trong vòng 1- 3 ngày. Khi bị chết đột ngột báo hiệu bệnh tụ huyết trùng gia cầm, thể hiện sốt, bỏ ăn, xù lông, dịch tràn ra miệng, ỉa chảy, thở gấp, tỉ lệ chết 50%. Phòng bệnh bằng cách pha trộn vào thức ăn, hoặc uống liên tục 2- 3 ngày trong tuần kháng sinh (Cosumix 2g/lít nước hoặc 2g/kg thức ăn, Tetracyclin 1g/4 lít nước hoặc 1g/4kg thức ăn). Tiêm vacxin 2 đợt lúc vịt 20- 30 ngày tuổi và 4- 5 tháng tuổi cho vịt đẻ. Bên cạnh đó, cần chăm sóc, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Bệnh phó thương hàn: Vịt con 3- 15 ngày tuổi thường bị nhiều ỏ thể cấp tính, vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính. Vịt ốm, tiêu chày, phân loãng, có bọt khí, lông đít dính, ít đi lại, chúng tách đạn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm. Vịt khát nước, bỏ ăn. Bệnh có chứng lên cơn, run rẩy 2 chân, co giật, kéo dài 3- 4 ngày thì chết đến 70%. Để phòng bệnh cần làm tốt công tác vệ sinh, nhất là ổ đẻ. Trộn thuốc furazolidon liều phòng cho vịt đến 2 tuần tuổi 100g/tấn thức ăn, sau 2 tuần 50g/tấn thức ăn, liều chữa 150g/tấn chữa cho từng con thì 50mg/con.

Bệnh nhiễm khuẩn E.COLI: Vịt trên 3 ngày tuổi bị bệnh có triệu trứng lông xù, rụt cổ, mắt lim dim như buồn ngủ và tiêu chảy phân màu trắng rồi chết. Nhiều con ốm bị thần kinh co giật, nghoẹo cổ. Vịt đẻ giảm, vỏ trứng có máu, chết rải rác. Đề phòng tốt các bệnh cấu trùng, kí sinh trùng, viêm đường hô hấp mãn tính. Trộn kháng sinh liều vào thức ăn: neotesol 100mg- 200mg/ kg thể trọng, Tetracyclin 50- 60mg/ kg thể trọng... Tiêm phòng vacxin Neotyphomix liều lượng 1cc/ 3 con.

Bệnh tụ cầu trùng: Vịt bị sưng khớp nhất là khớp đầu gối, nước lùng bùng, nóng kéo dài 2- 3 tuần lễ. Trong ổ khớp viêm có fibrin, mủ bã đậu. Ổ khớp viêm dễ bị tróc ra, có khi viêm cả xương rồi què. Ruột bị xung huyết, vịt tiêu chảy, mỏi mệt, gầy giảm đẻ rồi ngưng đẻ. Để phòng bệnh cần vệ sinh chuồng trại, tránh gây vết thương cho vịt và cách li gia cầm ốm, đồng thời, chăm sóc nuôi dưõng tốt đàn vịt, đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng. Để chữa bệnh cần tiêm kháng sinh thẳng vào khớp, Streptomycin 100-150mg/kg thể trọng, hoặc Penicilline 100.000UI/ kg thể trọng.

Người chăn nuôi cần làm tốt công tác phòng bệnh trước khi chữa bệnh

Bệnh bướu cổ: Vịt bệnh ở yết hầu nổi bướu to dần nhanh làm cho vịt không ăn uống được, rồi ngạt thở chết, nhiều con có bướu ở mí mắt, mép mỏ, vai, bàn chân, đùi. Vịt con gầy còm, mổ các bướu ra tháy co giun chỉ cuộn khúc như búi chỉ. Cách phòng bệnh tốt nhất là chăm sóc tốt đàn vịt, không chăn vịt nơi nước ao tù, nước đọng nhất là mùa nắng cạn. Tách riêng vịt bị bệnh, mổ bướu lấy giun chỉ ra, sát trùng bằng glixerin, khâu lại chăm sóc tốt 7- 10 ngày sẽ khỏi. Nếu đã mắc bệnh, dùng thuốc Diphevit tiêm thẳng vào bướu 20mg/con vịt nặng 100g, 40mg cho vịt 300-400g thể trọng.

Bệnh ngộ độc AFLATOXIN: Vịt chậm lớn, đẻ giảm, bị co giật, da tái, tiêu chảy phân loãng, xanh, sống. Vịt đi khập khiễng, xốt huyết dưới da và bàn chân. Nhiễm độc nặng có thể chết hàng loạt. Không cho vịt ăn thức ăn nấm mốc là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Dùng Quixalus liều chữa 1g/1kg thức ăn trong 5-7 ngày, trộn glucozo, vitamin C vào nước uống cho vịt giải độc.

Bệnh nấm phổi: Vịt nhiễm nấm khó thở, kém ăn, gầy, chết nhanh vài giờ sau khi có triệu trứng. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn vịt, bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn để phòng bệnh, đồng thời cần làm tốt vệ sinh chuồng trại. Chữa bệnh bằng trộn kháng sinh vào thức ăn theo công thức: Quixalú 1g/1kg thức ăn liền trong 5 ngày, Mycostain 2g/kg thức ăn trong 7- 10 ngày.

Quang Minh (T/h)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]