Quả chanh chữa được bệnh gì?

Chanh được sử dụng rộng rãi trong dân gian để làm thuốc. Các bộ phận trong cây chanh được dùng làm thuốc là quả, lá và rễ.

15.5772
Theo y học cổ truyền, quả chanh có vị chua, tính bình có tác dụng sinh tân, kiện vị, hòa đàm chỉ khải (long đờm, cầm ho), khứ thử (chống nắng nóng). Lá chanh vị ngọt, tính ôn, có tác dụng hòa đàm chỉ khái, hành khí (làm thông hơi) khai vị. Rễ chanh vị đắng, tính ôn, có tác dụng chỉ khái, bình xuyên (cầm ho, hen), hành khí.
 

Những bài thuốc từ chanh

- Chữa trẻ sốt cao, co giật: Vắt nước quả chanh cho uống liên tục từng chút nhỏ một; dán lát chanh vào thóp, gan bàn chân, lòng bàn tay; giã nát vỏ chanh bọc và khăn mỏng đắp vào ngực, kheo tay kheo chân. Chú ý: cách này chỉ dùng trong trường hợp trẻ bị dị ứng Paracetamol hoặc ở trên đường đi bệnh viện. Còn khi trẻ đã sốt cao, co giật thì phải hạ sốt ngay bằng đặt đạn hạ sốt cho trẻ, và chỉ được cho nhấp ướt môi bằng dịch quả chanh, không được đổ nhiều, tránh sặc.
 
- Chữa ho, nôn ọe (cách này thường dùng trong gia đình): Cắt quả chanh đã rửa sạch thành từng lát, ngâm một chút muối hoặc mật ong, ngậm và nuốt nước.

- Chữa ho khan, mất tiếng: Vỏ, rễ chanh tươi (cạo bỏ lớp vỏ ngoài), vỏ rễ dâu tươi, tầm gửi, bưởi hoặc chanh tươi, mỗi thứ 15g, sắc đặc lấy nước, ngậm từng ngụm, uống dần.

- Chữa ho gà: Lá chanh tươi 5g, lá táo tươi 5g, rễ cỏ gà tươi 5g, vỏ quýt tươi 2g, vỏ trứng gà 1 quả, tất cả rửa sạch, đun sôi 20 phút chắt lấy nước uống, ngày 2 - 3 lần, cho tới khi khỏi.

- Chữa cảm cúm: Không ra được mồ hôi, đau nhức mình mẩy... mà không tìm được nồi lá xông "bài bản" là hương nhu, kinh giới, lá bưởi, lá sả... thì bạn lấy lá chanh tươi 1 nắm to (50 - 60g), lá ngải cứu, lá cúc tần một chét (20g), cỏ mần trầu một nắm (30 - 40g) đun sôi, xông sẽ thấy đỡ đau mỏi và người nhẹ nhàng ngay. Chú ý: rửa sạch lá, khi sôi kĩ chắt một bát nhỏ vừa xông vừa uống trong khi xông, tác dụng càng cao.

- Chữa trẻ em ho dai dẳng: Hạt chanh 20 hạt, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, giã nhỏ nhuyễn, cho một thìa mật ong hấp cơm, uống nhiều lần trong ngày.

- Chữa côn trùng, rắn cắn: Ngoài những biện pháp cấp cứu khẩn trương ra, có thể cho uống bài thuốc gồm: rễ chanh 10g, hạt chanh 5g, phèn chua 3g, gừng tươi 3g, giã nhỏ cho 100ml nước đun sôi 20 phút, lọc lấy nước uống, bã đắp ngoài. Với rắn rết, côn trùng chỉ gây ngứa, sưng đau luôn có tác dụng tốt, còn với loại trùng gây độc cũng có tác dụng giảm sưng đau. Bài thuốc này được áp dụng rộng rãi cho bộ đội thời chống Mỹ cứu nước.

Một vài cách chế biến thực phẩm từ chanh
 
- Cao chanh: Vắt quả chanh lấy dịch chanh, lọc qua vải màn cho sạch bã, cho vào đĩa sứ hoặc khay men đem phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ thấp (40 - 50 độ C) cho tới khi đặc như keo, cất vào lọ thủy tinh sạch dùng dần.

- Dịch chanh: Dịch chanh đã lọc sạch, cho từ 3 - 5 viên Aspirin/lít lắc đều, dùng dần. Có thể đổ đầy chai miệng nhỏ, cho vào chai một chút parafin đun nóng chảy, tạo thành lớp ngăn cách không khí. Nhưng khi đổ ra từng ít một để dùng, lớp bảo quản bị phá vỡ, dịch rất dễ lên men.

- Chanh muối: Đây là cách tốt nhất vừa làm đồ ăn vừa làm thức uống và ngậm chữa ho được. Chọn loại chanh mỏng vỏ, mọng nước, rửa sạch để ráo, cho vào lọ, dùng một vi tre nén chặt, đun nước muối thật mặn để nguội rồi đổ vào ngập trên vi. Cách làm này vừa bảo quản tốt chanh, mà khi dùng dù ít hay nhiều không lo chanh muối bị mốc. Chanh muối ngấu đem phơi sấy khô dùng dần.
 
Theo Mẹ và Bé
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]