Quả nhãn, vải -Vị thuốc quý

Nhãn, vải là loại quả quen thuộc trong nhân dân và từ lâu trong y học cổ truyền đã dùng long nhãn (vị thuốc chế từ cùi quả nhãn) trong một số bài thuốc với tác dụng bổ dưỡng an thần. Tuy quả vải không được dùng làm long vải nhưng quả vải sấy khô cũng rất thông dụng còn giá trị làm thuốc như thế nào chắc bạn đọc cũng muốn biết?

0

Nhãn, vải là loại quả quen thuộc trong nhân dân và từ lâu trong y học cổ truyền đã dùng long nhãn (vị thuốc chế từ cùi quả nhãn) trong một số bài thuốc với tác dụng bổ dưỡng an thần. Tuy quả vải không được dùng làm long vải nhưng quả vải sấy khô cũng rất thông dụng còn  giá trị làm thuốc như thế nào chắc bạn đọc cũng muốn  biết?

Quả nhãn.

Quả nhãn: Trong sách Đông y còn gọi là long nhãn, tươi, khô đều rất dễ ăn, quả nhãn tươi cùi trong long lanh óng ánh, nhiều nước, vị ngọt thơm, là thứ quả quý. Long nhãn khô dễ cất giữ, vận chuyển, ăn lúc nào cũng được, có thể ngâm rượu, nấu cao, làm canh đều phù hợp.

Trong long nhãn có nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng bổ dưỡng rất tốt.

Đông y cho rằng, long nhãn vị ngọt tính ôn, tác dụng bổ dưỡng tâm tỳ, dưỡng huyết an thần.

Một số tác dụng của long nhãn

- Những người tâm huyết không đủ, tim đập nhanh, hay hồi hộp, mất ngủ, hay quên có thể lấy 15g long nhãn, cho vào nước đun lên ăn trước khi đi ngủ. 

- Nếu bị tỳ hư, đi tả, lấy 15g long nhãn, 3 miếng gừng tươi, đổ nước vào đun lên uống.

- Thiếu máu, thần kinh suy nhược có thể lấy 6 quả nhãn, 10 hạt sen, 10 quả khiếm thực đổ nước vào đun nhừ rồi ăn.

Long nhãn có tác dụng phụ vị ngọt trợ hỏa (nóng), nếu như tỳ vị hỏa thịnh, ho ra máu, đầy bụng nôn tháo, đầy hơi khó chịu thì không nên ăn long nhãn. Trong cuốn Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân có ghi “khai vị, ích tỳ, bổ hư, tăng cường trí tuệ”, hiện tại thường dùng long nhãn làm đồ ăn ích trí tăng cường sinh lực. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc tăng  cường trí tuệ bằng long nhãn:

Bài 1: Canh long nhãn hạt sen: 15g long nhãn, 15g hạt sen, 10g táo đỏ, đường phèn vừa đủ, cho nước vào đun nhừ, múc ăn.

Bài 2: Canh long nhãn táo nhân: 10g long nhãn, 10g táo nhân chua, 12g khiếm thực, đem khiếm thực vò nát, sau đó cho long nhãn, táo chua vào đun lên ăn.

Bài 3: Cao long nhãn sâm mật: 120g long nhãn, 250g đẳng sâm, 125g bắc sa sâm, mật ong vừa đủ. Đem đẳng sâm và bắc sa sâm nghiền thành bột. long nhãn đổ nước vào đun 2 tiếng, sau đó đổ mật ong vào đun sôi, rồi đổ bột thuốc vào ta được cao long nhãn sâm mật, mỗi ngày ăn một thìa.

Quả vải: Theo Đông y, cùi quả vải có vị ngọt tính bình, có thể thông thần ích khí, người ta còn gọi nó bằng tên mỹ miều “nhân gian tiên quả”, hay “phật quả”, trong cùi quả vải cũng  chứa nhiều chất bổ và có nhiều  tác dụng gần giống như long nhãn.

Quả vải.

Sau đây là một số bài thuốc ẩm thực trị bệnh bằng cùi quả vải thường dùng:

Bài 1: Phụ nữ hành kinh ít do thiếu máu hoặc những người bị thiếu máu, da vàng, thiểu khí, mệt mỏi: Lấy cùi 10 quả vải khô, 10 quả táo đỏ, đổ nước vào đun lên, rồi uống nước canh, ăn cùi vải và táo, mỗi ngày 1 lần liên tục trong 10 ngày.

Bài 2: Tỳ vị hư nhược, đại tiện phân nát: Lấy cùi 5 quả vải khô, 30g đậu cô ve, cho nước vào đun nhừ ăn.

Bài 3: Suy nghĩ nhiều, thương tổn tâm tỳ, tim đập nhanh, hồi hộp mất ngủ, hay quên: Lấy cùi 5 quả vải khô, 15g hoài sơn dược, 10g hạt sen, 8 quả đại táo, cho nước vào đun nhừ ăn.

Bài 4: Phụ nữ suy nhược, huyết hư, băng huyết: Lấy  cùi 10 quả vải khô đun lên ăn.

Bài 5: Tỳ vị hư, đi ngoài lâu ngày: Lấy cùi 7 quả vải khô, 5 quả đại táo đun lên ăn.

Bài 6: Bệnh giảm bạch cầu: Dùng 15g cùi vải khô, 15g bổ cốt chỉ, 60g thịt lợn nạc, hầm nhừ ăn, ngày 1 lần.

Bài 7: Lao hạch: Lấy 10 quả vải tươi, đem nghiền nát cả cùi và hạt, đắp vào chỗ nổi hạch, mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày.

Bài 8: Thường xuyên ăn canh cùi quả vải, táo đỏ có thể tăng trí tuệ. Lấy 30g cùi quả vải khô, 10 quả đại táo (rửa sạch bỏ hạt) cho vào  nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa ninh 30 phút. Đường phèn nghiền nát, hòa vào nước, rồi đổ vào nồi canh quấy đều lên là được, múc ra ăn vải, táo và uống nước.

Thế nào là bệnh “say vải”?

Trong cùi quả vải có chứa khá nhiều đường glucose, nhưng sau khi ăn phải dựa vào dung môi ở gan chuyển hóa thì cơ thể mới hấp thu được. Nếu mỗi lần ăn từ 500g vải trở lên thì một lượng lớn đường glucose sẽ vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, sẽ làm cho sự bài tiết của insulin tăng lên, nồng độ đường máu hạ xuống gây ra phản ứng nồng độ đường máu thấp tức thời, xuất hiện triệu chứng: chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh, toát mồ hôi, chân tay rã rời, thậm chí bị choáng, hiện tượng này gọi là bệnh “say vải”. Giá trị dinh dưỡng của quả vải rất cao, nhưng khi ăn phải đề phòng chứng “say vải” bằng cách không ăn nhiều vải một lúc, ăn rải rác trong ngày mỗi lúc vài quả.

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]