Quan niệm nào không đúng khi bổ sung sắt cho cơ thể?

Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường máu, bạn cần có biện pháp thích hợp là bổ sung sắt.

15.5985
Phụ nữ do mỗi tháng phải chịu vài ngày kinh nguyệt cho nên càng dễ bị thiếu máu hơn nam giới. Đặc biệt nếu phái đẹp nhịn ăn quá mức để giảm cân thì nguy cơ này càng cao hơn. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường máu, bạn cần có biện pháp thích hợp là bổ sung sắt.

Trong quá trình bổ sung sắt cho cơ thể, bạn nên tránh những quan niệm sai lầm sau đây.

1. Ăn nhiều thịt là không tốt

Nhiều chị em sinh ra quan niệm nhầm lẫn do các quảng cáo tuyên truyền về thực phẩm làm từ thịt. Từ đó nhiều người chỉ chú trọng đến việc ăn uống từ nguồn thực vật dẫn đến hàm lượng sắt phong phú trong thịt động vật bị thiếu hụt.

Trên thực tế, thực phẩm từ động vật không chỉ giàu sắt mà tỷ lệ hấp thu nó cũng rất cao, đạt đến 25%, trong khi nguyên tố sắt từ thực vật được hấp thu rất thấp, chỉ khoảng 3%. Vì vậy, kiêng ăn thịt lại dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Trong khẩu phần ăn hằng ngày, tốt nhất bạn nên cân bằng giữa lượng thịt và rau quả, không quá kén ăn và cũng không ăn riêng một loại thực phẩm nào quá nhiều.

Ảnh minh họa

2. Rau xanh và trái cây không thể bổ sung sắt


Đây là suy nghĩ thật phiến diện. Rất nhiều loại rau xanh và trái cây thật sự có ích trong việc bổ sung sắt cho những người thiếu máu. Trong rau củ quả rất giàu vitamin C, Acid Citric, Aicd Malic... Các axit hữu cơ này có thể kết hợp với sắt tạo thành một dạng hợp chất có thể tăng độ dung giải sắt trong đường ruột, có lợi cho việc hấp thu sắt trong cơ thể.

3. Trứng, sữa rất bổ cho người thiếu máu


Sữa bò nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lượng sắt rất thấp, cơ thể người chỉ hấp thu được khoảng 10%. Chẳng hạn như nếu bạn chỉ cho trẻ uống sữa mà không xem trọng việc cho ăn dặm sẽ dễ dẫn đến tình trạng trẻ thiếu máu do không đủ sắt.

Lòng đỏ trứng có nhiều hàm lượng sắt nhưng tỷ lệ hấp thu cũng chỉ khoảng 3%, cho nên trứng cũng không thể coi là thực phẩm tối ưu để bổ sung sắt. Noài ra, một số Protein trong trứng còn gây ức chế cho việc hấp thu sắt vào cơ thể.

Chính vì vậy, không thể ỷ lại vào trứng và sữa nếu muốn bổ sung chất sắt. Nếu cần, bạn có thể kết hợp dung chung với gan động vật vì nó có hàm lượng sắt cao, tỷ lệ hấp thu đạt đến trên 30%.

Ảnh minh họa

4. Uống nhiều cà phê và trà không ảnh hưởng đến sắt trong cơ thể

Uống nhiều cà phê hay trà đều có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Do các chất như Tannin trong trà và polyphenol trong cà phê có thể hình thành các loại muối gây khó khăn cho quá trình dung giải sắt, làm ức chế sự hấp thu sắt, dẫn đến thiếu sắt. Do đó, bạn chỉ nên dùng khoảng một đến hai ly mỗi ngày để không gây ảnh hưởng cho tình trạng thiếu máu.

5. Điều trị khỏi thiếu máu rồi thì phải dừng dùng viên sắt


Theo chỉ định của bác sĩ, nhiều người sau khi thấy tình hình thiếu máu cải thiện hay ổn định rồi thì lập tức dừng uống viên sắt ngay. Đây cũng là một cách làm thiếu khoa học, nó có thể gây ra hậu quả tình trạng thiếu máu bị tái phát lại. Vì vậy, khi chứng thiếu máu đã ổn định, bạn nên tiếp tục dùng viên sắt thêm 6-8 tuần nữa để "dự trữ" sắt cho cơ thể và hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định tiếp theo.

Theo Song Thương - Trí thức trẻ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]