Quẩy gây teo não, sữa chứa chất gây ung thư

(Bảo vệ người tiêu dùng) - tức Tinh quẩy).

15.5701

Để cho quẩy ngon, một số chủ hãng sản xuất loại đồ ăn này đã cho vào bột mỳ một thứ chất phụ gia gọi là “You tiao jing” (Do điều tinh - tức Tinh quẩy).
[links()]
Sử dụng Alum trong thời gian dài sẽ gây teo não, lãng quên, ảnh hưởng đến trí lực, dẫn đến chứng Alzheimer của người già. Giáo sư Lưu chuyên ngành hóa học ở Đại học KHKT Hoa Trung cho biết, trong tinh quẩy có chứa ion Nhôm, là nguyên nhân quan trọng gây nên nhiều chứng bệnh về não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tinh quẩy độc hại tại khu chợ Đông Môn ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Theo tờ Sina.com, quẩy và sữa đậu nành là bữa sáng của đại đa số công chức, viên chức ở Vũ Hán (Trung Quốc).

Thế nhưng, từ mấy hôm nay thực đơn đó đã bị bỏ do thông tin từ một người trong giới chế biến thực phẩm tiết lộ cho báo chí biết cách thức làm quẩy như trên. Theo phóng viên báo này, thị trường bán buôn các loại phụ gia thực phẩm, phát hiện bày bán rất chạy.

Trong vai người tìm mua, phóng viên được chủ một cửa hàng ở chợ bán buôn phụ gia thực phẩm Đông Môn cho biết, giá tinh quẩy rất rẻ, chỉ 12 tệ/kg (gần 40.000VND). Tinh quẩy pha vào bột sẽ làm chiếc quẩy nở to hơn, trông ngon mắt hơn, giòn và đậm đà hơn.

Bà chủ cho biết, cửa hàng chỉ bán thùng nguyên 100 gói (50kg), không bán lẻ, các chủ hãng sản xuất quẩy thường mua cả thùng về để trộn vào bột mỳ làm quẩy.

Phóng viên đòi xem mẫu thì thấy tinh quẩy được đóng trong các túi nilon, màu trắng, nom rất giống bột mì. Khi phóng viên hỏi loại phụ gia này có hại cho người ăn quẩy hay không, người bán nói: “Không rõ, phải hỏi nhà máy sản xuất mới biết được. Nhưng, đây là hàng do nhà máy lớn sản xuất nên chắc đạt tiêu chuẩn (vệ sinh an toàn thực phẩm)!?”.

Trên bao bì tinh quẩy được ghi thành phần chủ yếu gồm có: Sodium bicarbonate (NaHCO3), Ammonium aluminium sulfate anhydrous (NH4Al(SO4)2.12H2O), Canxi cacbonat, Cacbonat natri và tinh bột.

Trên bao bì ghi tác dụng của tinh quẩy là “làm quẩy nở hơn, tiết kiệm dầu rán và ngon hơn, nếu trộn nó vào thì 1 gói nửa kg tinh quẩy giúp làm được một bao 25 kg bột mỳ”. Nhìn kỹ địa chỉ làm ra tinh quẩy thì phóng viên ngã ngửa: nơi sản xuất tinh quẩy là một nhà máy hóa chất ở Trùng Khánh.

Được biết, Ammonium aluminium sulfate anhydrous là loại hóa chất dùng để làm thuốc nhuộm, mạ đồng, trong đó Alum là thành phần chính, nếu dùng Alum làm chất phụ gia thực phẩm thì sau khi vào cơ thể, nó sẽ không thải ra được, vĩnh viễn tích lại trong cơ thể.

Công ty sữa bột Ava ở Hồ Nam cho biết sẽ tiến hành thu hồi những sản phẩm gắn thương hiệu Bywise Nanshan.

Trong một diễn biến khác, cơ quan chức năng thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc) cho biết đã phát hiện chất aflatoxin gây ung thư trong một số lô sản phẩm sữa bột gắn thương hiệu BywisheNanshan dành cho trẻ em tại một đại lý.

Aflatoxin được tạo ra bởi một loại nấm có trên ngũ cốc và đậu phộng. Các thử nghiệm trên động vật cho thấy tỉ lệ aflatoxin cao có thể dẫn đến ung thư. Đặc biệt đối với trẻ em có sức đề kháng yếu, việc sử dụng sữa chứa aflatoxin có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Hiện cơ quan chức trách đã yêu cầu tạm đình chỉ kinh doanh của cửa hàng trong quá trình điều tra. Cơ quan an toàn thực phẩm ở Hồ Nam đã yêu cầu tiến hành điều tra toàn diện với công ty sữa này sau khi có tin tức phát đi từ Quảng Châu.

Theo thông tin mới nhất, tờ Chicagon Tribune dẫn tin từ Reuters, công ty sữa bột Ava ở Hồ Nam cho biết sẽ tiến hành thu hồi những sản phẩm gắn thương hiệu Bywise Nanshan.

Đây là vụ thu hồi sữa nhiễm độc mới nhất ở Trung Quốc sau khi các nhà chức trách nước này đã đóng cửa một loạt trang trại sản xuất sữa quy mô nhỏ và buộc các công ty sữa phải mở rộng quy mô hoạt động để tạo điều kiện giám sát dễ dàng, tăng cường các tiêu chuẩn an toàn nhằm giành lại niềm tin của người tiêu dùng đối với ngành công nghiệp sữa nội địa.

Từ năm 2008 tới nay, ngành công nghiệp sữa của Trung Quốc liên tục rúng động vì các vụ sữa nhiễm độc.

Điển hình nhất là vụ bị phát hiện vào năm 2008 với 6 em bé tử vong và 300.000 em khác mắc bệnh vì uống phải sữa nhiễm melamine.

Tháng 6 vừa qua, hãng sữa hàng đầu Trung Quốc về doanh thu là Inner Mongolia Yili Industrial Group đã phải thu hồi một số sản phẩm sữa bột trẻ sơ sinh sau khi thanh tra phát hiện thấy các sản phẩm này có hàm lượng thủy ngân cao tới mức nguy hiểm.

Theo số liệu của hãng nghiên cứu Euromonitor International, năm 2011, doanh thu thị trường sữa ở Trung Quốc tăng 8,5%, đạt mức 28 tỷ USD.

Tuy nhiên, người tiêu dùng Trung Quốc đang chuyển sang dùng sữa ngoài ngày càng nhiều, nhất là các thương hiệu sữa bột sơ sinh nhập khẩu, do không còn tin vào sữa nội.
 

  • Lê Nguyên (Tổng hợp)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]