Răng ê buốt biết làm sao?

Một khảo sát cho biết 67% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn đồ uống lạnh.

0

35% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn đồ uống nóng. 51% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi hít thở trong không khí lạnh. 47% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn ngọt. Rõ ràng đây là những tình huống rất dễ xảy ra trong dịp tết. Rượu bia, nước giải khát uống lạnh, đồ ăn ngọt, đồ ăn nóng và cả sự “tê tái” của thời tiết giao mùa là “bộ sưu tập” của những ngày tết mà nhiều người mong đợi, nhưng có thể với răng thì không vì những thứ trên là những tác nhân có thể làm cho răng đau buốt. Trong ngôn ngữ nha khoa gọi răng dễ đau buốt đó là “Răng nhạy cảm”.

Thật là khó chịu nếu răng bạn cứ ê buốt, đặc biệt là dịp tết mà bộ phận nghiền thức ăn này phát huy hiệu quả kém vì chứng ê buốt thì khổ ơi là khổ, chán ơi là chán!

Ai cũng có thể ê buốt răng

Một khảo sát cho biết 67% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn đồ uống lạnh. 35% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn đồ uống nóng. 51% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi hít thở trong không khí lạnh. 47% người từng có cảm giác nhói buốt hoặc đau khi sử dụng thức ăn ngọt. Rõ ràng đây là những tình huống rất dễ xảy ra trong dịp tết. Rượu bia, nước giải khát uống lạnh, đồ ăn ngọt, đồ ăn nóng và cả sự “tê tái” của thời tiết giao mùa là “bộ sưu tập” của những ngày tết mà nhiều người mong đợi, nhưng có thể với răng thì không vì những thứ trên là những tác nhân có thể làm cho răng đau buốt. Trong ngôn ngữ nha khoa gọi răng dễ đau buốt đó là “Răng nhạy cảm”. Trên thế giới tại các nước phát triển vấn đề răng nhạy cảm hết sức được coi trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay dấu hiệu răng ê buốt thường bị bỏ qua. Theo số liệu nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, hơn 45% dân số tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh có dấu hiệu răng nhạy cảm. Răng nhạy cảm là biểu hiện thường gặp ở mọi độ tuổi.

Có nhiều nguyên nhân gây nhạy cảm răng. Chẳng hạn do lộ ngà răng. Ngà răng có các ống nhỏ chứa các đầu tận thần kinh và lấp đầy bởi dịch. Sử dụng thức ăn đồ uống nóng, lạnh hoặc ngọt có thể làm chất dịch dịch chuyển. Hiện tượng dịch chuyển dịch này làm kích thích các đầu tận thần kinh, khởi phát cơn nhói buốt hoặc cơn đau nhói. Một số thói quen thường gặp nhất có thể gây răng nhạy cảm bao gồm chải răng quá mạnh. Thói quen vệ sinh răng miệng như chải răng quá nhiều, quá mức hoặc sử dụng bàn chải lông cứng có thể làm mòn men răng. Các thói quen này cũng có thể gây tụt nướu và lộ ngà nhiều hơn. Khi nướu bị viêm và suy yếu do viêm (bệnh nướu), bạn có thể có cảm giác đau ở nướu và ê buốt răng do bề mặt ngà chân răng lộ ra nhiều hơn. Nếu bạn nghiến răng khi ngủ, hoặc cắn chặt răng trong ngày, bạn có thể bị mòn men răng và lộ lớp ngà răng bên dưới. 

 
 

“Gỡ rối” cho răng ê buốt

Nếu răng ê buốt liên quan đến một số bệnh về răng thì bạn nên đến nha sĩ để được chữa trị. Tuy nhiên, những nguyên nhân chủ quan mà bạn có thể tự đều chỉnh được như chải răng đúng cách, dùng bàn chải mềm. Có lời khuyên hạn chế dùng thức ăn, nước uống có tính axít, thức ăn thức uống quá lạnh, quá nóng… Tuy nhiên nếu phải thực hiện như vậy bạn phải “hoãn sự sung sướng” cái chuyện ăn uống, nhất là các món ăn ngày tết  thì cũng thật đáng tiếc. Giải pháp cho bạn lúc này là phải dùng kem đánh răng phù hợp cho răng ê buốt. Sensodyne là kem đánh răng được các chuyên gia khuyên dùng dành cho răng nhạy cảm. Sản phẩm kem đánh răng này giúp làm giảm ê buốt răng khi bạn phải nạp rất nhiều “thể loại” thức ăn, đồ uống có thể làm răng ê buốt.  Nếu dùng hai lần mỗi ngày Sensodyne  còn sẽ giúp bảo vệ men răng khỏi các tác động của nhạy cảm ngà răng. Từ khi được giới thiệu vào năm 1961, Sensodyne đã trở thành kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm được các chuyên gia ưa chuộng trên khắp thế giới. Trên thực tế, Sensodyne là nhãn hiệu kem đánh răng được các chuyên gia khuyên dùng nhiều nhất cho răng nhạy cảm. Vậy thì bạn có thể tự tin Sensodyne để tận hưởng cái tết với vô số món ngon, vật lạ mà không còn ám ảnh chuyện răng đau buốt nữa rồi. 

Nguồn: Theo GSK

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]