Răng khôn mọc lệch gây đau, có tự khỏi được không?

Mới bắt đầu buổi tư vấn, có rất nhiều bạn đọc gọi điện về cho chương trình nhờ giải đáp thắc mắc. Mời bạn đọc đón xem nội dung tư vấn từ 18g15 cùng ngày.

15.6056
BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương - BV Nhân dân 115
Nội dung tư vấn của BS Lan Hương với bạn đọc AloBacsi:

- Hoai An - [email protected]

Chào bác sĩĩ,

Em có một răng hàm cuối trên mọc lệch so với các răng bên cạnh. Gần đây góc hàm dưới đối diện với cái răng mọc lệch bị đau, há miệng cũng bị đau, ăn uống khó khăn. Cho em hỏi đây là bệnh gì và có tự khỏi được không? Xin cảm ơnn! 

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Thông thường đây là biểu hiện của sâu răng hay răng khôn mọc lệch, em cần khám bác sĩ nha khoa để xử trí sớm. Mặc dù nếu em không làm gì cả hoặc chỉ dùng thuốc giảm đau giảm viêm thông thường thì cũng có thể vài ngày sau hiện tượng sưng viêm sẽ tự giảm dần và hết đau, nhưng sẽ tái lại.

Nếu là sâu răng thì sau mỗi lần sưng viêm như vậy, răng sẽ bị phá hủy nặng hơn, có thể gây chết tủy răng, hoặc có một số ít trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu gây nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng lan rộng ngay trong đợt viêm cấp, bệnh cảnh sẽ rất nặng nề.

- Ngọc Sang - [email protected]

Chào AloBacsi,

Khoảng 1 tuần gần đây, em không biết em ăn phải đồ  gì mà cứ vào buổi tối là em bị ngứa khắp người, đặc biệt là vùng bụng vùng ngực, khuỷu tay, bắp chân, nhượng, bụng , mông,.. nổi đỏ lên giống như bị sâu cắn và gãi 1 hồi sau thì nó lại lặng xuống.. Giờ em cũng không biết làm sao cho hết và bệnh gì, rất khó chịu. Mong bác sĩ cho em biết em đang bị gì để em điều trị? Xin cảm ơn.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Biểu hiện của em là dị ứng da, “phong” là thuật ngữ dân gia thường chỉ mẩn ngứa da do dị ứng hải sản, chứ không phải “phong cùi”.

Điều trị dị ứng chủ yếu là cách ly/loại bỏtác nhân gây dị ứng (dị nguyên), các thuốc chỉ giúp giảm triệu chứng, giảm phản ứng dị ứng nên nếu vẫn còn tiếp xúc với dị nguyên thì khi ngưng thuốc sẽ bị lại ngay.

Các nguyên nhân gây dị ứng thường gặp là thay đổi môi trường sống quá khác biệt (còn gọi là trái nước trái gió), hải sản, cá biển, thịt bò, mạt nhà... Nếu em bị ngứa toàn thân vào buổi tối lại chừa vùng mặt ra, em nên kiểm tra lại không gian ngủ của mình, vệ sinh lại hết chăn mùng mền giường chiếu nệm, rửa máy lạnh nếu có, nên tắm rửa sạch sẽ trước khi ngủ...

Về thuốc điều trị thì em có thể dùng Telfast 180 mg tối uống 1 viên trong ngày (không gây buồn ngủ), hay chlopheniramin 4mg 1 viên x 2 trưa và tối (gây buồn ngủ), dùng được trong 1 - 2 tuần không có ảnh hưởng lên gan, thận.  

- Bùi Quyên - [email protected]

Chào bác sĩ,

Mẹ cháu năm nay 59 tuổi. Hôm vừa rồi mẹ cháu kêu nuốt nước bọt khó nhưng khi đi nội soi Tai Mũi Họng thì bác sĩ bảo bình thường. Vậy xin hỏi bác sĩ mẹ cháu có vấn đề gì không? Xin cảm ơn bác sĩ.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Nếu như mẹ em chỉ nuốt nước bọt khó, không có khó chịu khi ăn, khi nuốt thức ăn, khi ăn không sặc và đặc biệt môi khô nhiều thì nhiều khả năng đây chỉ là giảm tiết nước bọt do thiếu nước, khám tai mũi họng chưa thấy gì bất thường thì chỉ cần uống thêm nước trong ngày, trung bình là 2 lít nước/ngày, thời tiết nóng, đổ nhiều mồ hôi cần 3 lít nước/ngày và giữ ấm hầu họng khi trời hanh khô.

Nhưng cẩn trọng nên kiểm tra một số bệnh lý gây mất nước, đặc biệt là đái tháo đường khá thường gặp, và bệnh lý gây viêm hầu họng mạn như trào ngược dạ dày thực quản, chảy dịch mũi sau (nếu soi tai mũi họng kỹ không thấy tổn thương gì thì có thể yên tâm loại trừ được 2 bệnh này)

Nếu mẹ em nuốt thức ăn cũng thấy khó khăn, cần kiểm tra các bệnh lý ảnh hưởng lên thực quản, như bệnh lý tại thực quản (nên nội soi thực quản dạ dày tá tràng), u bướu phía trước cổ (đặc biệt là bệnh lý tuyến giáp), lớn tim chèn ép lên thực quản hay bệnh lý trung thất khá ít gặp.   

Vậy, nếu mẹ em đã uống nhiều nước vẫn không bớt triệu chứng, em nên đưa mẹ đi khám tổng quát.        

- Phan Thị Vinh - [email protected]

Chào AloBacsi,

Xin vui lòng giải thích giúp tôi kết quả xét nghiệm viêm gan siêu vi B: HBsAg âm tính 0.28 (< 1.0="" s/co),="" anti="" hbs="" dương="" tính="" 405.32="" (10="" lu/l),="" total="" anti="" hbc="" dương="" tính="" 0.006="" (col=""> 1.0). Xin cảm ơn 

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào bạn,

Kết quả trên cho thấy bạn đã từng nhiễm virus gây viêm gan siêu vi B (HBV) và cơ thể đã tự loại virus ra khỏi cơ thể đồng thời đã tạo kháng thể bảo vệ. Với lượng kháng thể như trên, bạn không cần phải tiêm vaccine ngừa HBV nữa.

- Huỳnh Mai - [email protected]

Chào bác sĩ,

Em xét nghiệm máu thấy: MCV: 74.3 fL(bt: 80 - 99), MCH: 23.6 pg (bt: 27.0- 31.0), MCHC: 31.8 g/dL( bt: 33- 37). Như vậy em có bệnh gì không? Và em muốn tăng các giá trị đó lên như bình thường thì làm cách nào? Em cảm ơn.           

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Các trị số trên cho thấy các tế bào hồng cầu của em nhỏ và nhược sắc. Trước hết em cần tìm nguyên nhân gây ra rối loạn này, thường gặp nhất do thiếu máu thiếu sắt, tiếp đó là Thalassemia, viêm nhiễm mạn tính...

Ngoài ra còn cần phải đánh giá mức độ thiếu máu, thể hiện qua các trị số RBC, Hb, Hct và các dòng tế bào khác có gì bất thường hay không. Tìm ra nguyên nhân rồi sẽ có hướng xử trí thích hợp, tốt nhất vấn đề này em nên khám ở bệnh viện chuyên khoa huyết học, em nhé.

- Truong Ngoc - [email protected]

Chào BS Lan Hương,

Mỗi lần tới chu kì kinh nguyệt em thấy rất khó đi ngoài. Bụng dưới của em rất nhột và đau xương hậu môn lắm nên không đi được nhiều. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân ạ. Xin cảm ơn.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Vào những ngày hành kinh, tử cung sẽ hơi tăng kích thước và nặng hơn vì chứa lượng máu kinh, gần với tử cung là bàng quang và trực tràng - ống hậu môn (ống tiêu hóa dưới) nên có thể đè ép gây các triệu chứng kể trên, nhưng qua kỳ kinh thì tử cung sẽ thu nhỏ lại và triệu chứng này sẽ hết.

Ngoài ra, đau bụng dưới cũng còn là triệu chứng do hành kinh, thay đổi nội tiết tố, dịch ổ bụng lượng ít gây ra. Cách phòng ngừa tốt nhất là gần đến ngày hành kinh, em nên chuyển sang chế độ ăn mềm, dễ tiêu, hạn chế cay, nóng và uống đủ nước để phân mềm dễ đi tiêu, ít phải rặn, em nhé.

Nguyen vy - [email protected]

Chào bác sĩ,

Em bị té xe và rách ở cằm. Em đã được cắt chỉ được hơn 1 tháng nay rồi nhưng mà vết thương ngay cằm còn sưng và cứng quá. Xin bác sĩ cho lời khuyên. Em xin cảm ơn ạ.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Nếu vết thương ở cằm đã khép miệng, không kèm đau, ngứa, đỏ, chảy dịch gì cả, chỉ hơi nề nhẹ thì đây là phản ứng tạo sẹo, có khả năng là sẹo lồi và co kéo.

Em nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để lựa chọn phương pháp trị sẹo tốt nếu có nhu cầu về thẩm mỹ. 

- Đồng Thị Mai Thảo - [email protected]

Chào bác sĩ,

Em từng mang thai ngoài tử cung và phẫu thuật cắt tai vòi. Em không được vui khi bạn bè, người than biết nguyên nhân này. Em có thể nói nguyên nhân khác dẫn đến cắt tai vòi cho bạn bè hay điền vào thông tin được không ạ? Cảm ơn bác sĩ giải đáp giúp.       

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Hai chỉ định hàng đầu để cắt vòi trứng là thai ngoài tử cung và triệt sản (thường thắt, ít khi cắt, và cả 2 bên) nên nếu người biết kiến thức y khoa thì tự khắc sẽ đoán được.

Với bạn bè, em có thể chọn lựa bất kỳ câu trả lời nào khác không quan trọng, nhưng hồ sơ khám sức khỏe thì tùy loại hồ sơ, đa phần hồ sơ xin việc, lái xe thì việc tiền căn phẫu thuật phụ khoa ít ảnh hưởng hơn là hồ sơ theo dõi sức khỏe hay khai bệnh với bác sĩ.

Tôi biết là chuyện buồn nhưng tôi nghĩ thành thật vẫn nhiều hơn hại, hãy để người khác chia sẻ nỗi buồn của em âu cũng là cách cho bản thân được yêu thương.

- Phạm Thị Thủy - [email protected]

Chào bác sĩ,

Ba em năm nay 57 tuổi. Ba em bị sỏi thận đã phẫu thuât một bên và còn các bệnh như trĩ, táo bón... ba hút thuốc rất nhiều. Hiện nay các khớp cổ, tay của ba nhức mõi cảm giác rất khó chịu. Em muốn ba làm xét nghiệm máu tổng quát nên cho em hỏi nên khám ở bệnh viện nào? Em chân thành cảm ơn bác sĩ nhiều.       

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Tôi đồng ý là ba em nên kiểm tra sức khỏe để nếu có gì bất thường thì xử trí sớm. Vấn đề gây khó chịu nhất hiện nay cho ba em là đau nhức xương khớp, do đó theo tôi em nên đưa ba khám một cơ sở y tế đa khoa, có chuyên khoa cơ xương khớp, để giải quyết vấn đề cấp bách nhất.

Tại đó, các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra cho người bệnh các vấn đề sức khỏe khác đi kèm, nếu có gì bất thường thì sẽ cho khám thêm chuyên khoa đó. Các bác sĩ làm việc trong AloBacsi có ở rất nhiều bệnh viện khác nhau, em nên chọn lựa cơ sở y tế đa khoa uy tín nào gần khu vực của em nhất, ưu tiên nơi có BHYT để được hưởng quyền lợi.

Sau đó gửi kết quả về cho chúng tôi tư vấn thêm là cách tốt nhất cho em. Hoặc nếu em muốn khám cơ sở y tế có chuyên khoa cơ xương khớp ở TPHCM như: BV 115, BV Đại học Y dược TPHCM, BV Chợ Rẫy...

- Quynh Do - [email protected]

Chào bác sĩ,

Em năm nay 31 tuổi. Vừa qua em đi khám bướu cổ, bác sĩ cho em làm xét nghiệm máu và siêu âm tuyến giáp. Kết quả xét nghiệm máu đều ở mức bình thường. Còn kết quả siêu âm tuyến giáp trái bình thường tuyến giáp phải có nhân một nhân nang, một nhân đặc kích thước nhỏ. Bác sĩ kê đơn thuốc và hẹn 4 tháng sau khám lại. Nhưng bây giờ cổ em đau rát khó nuốt kèm ho có đàm. Như vậy em bị sao thưa bác sĩ? Em cảm ơn bác sĩ.       

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Triệu chứng đau rát cổ kèm ho đàm không phải do tuyến giáp gây ra, đây là biểu hiện của viêm họng cấp, em nên khám tai mũi họng hay khoa hô hấp để được cho thuốc phù hợp.

Vấn đề về tuyến giáp của em thì hiện chưa có rối loạn chức năng gì của tuyến giáp, em cứ tuân theo chỉ định của bác sĩ nội tiết, 4 tháng sau tái khám lại, nhưng tốt nhất nên làm FNA (chọc hút nhân bằng kim nhỏ) để loại trừ tế bào ác tính nếu kích thước nhân cho phép làm được.

- Trần Công Thắng - [email protected]

Thưa bác sĩ,

3 năm trước em khám bệnh thì phát hiện bị alpha thalassamia và chỉ uống 1 vài loại thuốc khoảng 1 tháng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Em xin hỏi bác sĩ, bệnh em chỉ là thể nhẹ hay là nặng? Bệnh này có phát triễn nặng hơn hay không? Em cần làm gì? Cảm ơn bác sĩ.

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Thalassemia là một dạng rối loạn di truyền gây ra thiếu máu. Có một số dạng thalassemia chính: beta-thalassemia, alpha- thalassemia, thiếu máu Cooley và thiếu máu địa trung hải.

Trong dạng alpha- thalassemia thì lại chia làm 4 dạng phụ thuộc vào tổ hợp gene đột biến, tương ứng với lâm sàng triệu chứng thiếu máu nhẹ đến nặng. Trường hợp của em tôi nghĩ là em bị dạng alpha- thalassemia thể nhẹ, mang ít gene đột biến. Đối với thể nhẹ thì chỉ theo dõi khi nào có dấu hiệu thiếu máu nhiều (có triệu chứng mệt, giảm gắng sức, tim đập nhanh... bất kỳ khó chịu nào) thì cần vào viện kiểm tra để truyền máu.

Về cách sống và biện pháp khắc phục, em nên hạn chế dùng những vitamin hay chất bổ sung sắt trừ khi có chỉ định của bác sĩ, nên ăn chế độ ăn bổ dưỡng, có thể bổ sung thêm acid folic để giúp cơ thể tạo thêm hồng cầu mới, bổ sung canxi, kẽm, vitamin D tốt cho xương có thể dùng 1 viên/ngày nhưng không nên liên tục, vài tháng nên ngưng để cơ thể tự thanh lọc tránh dư thừa.

Nên giữ cơ thể tránh nhiễm trùng bằng cách tránh tiếp xúc với người bị bệnh viêm nhiễm, rửa tay trước khi ăn, chích ngừa cúm hàng năm, tiêm vaccine ngừa viêm màng não, phế cầu, viêm gan siêu vi B; khi có sốt hay dấu hiệu gì bất thường cần khám bs ngay.

- Nguyễn Viên Châu - [email protected]

Chào bác sĩ,

Mẹ em 59 tuổi, có triệu chứng đau thốn, trằn hậu môn và có thì bác sĩ cho xét nghiệm và kết quả như sau: CEA : 3.7 (bình thường <5ng l)="" ca="" 125="" :="" 15.1="" (bình="" thường=""><35u l)="" ca="" 19-9="" :="" 25.3="" (bình="" thường=""><39u l).="" kết="" quả="" như="" vậy="" có="" sao="" không?="" mong="" bác="" sĩ="" tư="" vấn="" giúp="" em.="" em="" cảm="" ơn.="">         

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Các xét nghiệm trên là khảo sát các chất chỉ điểm ung thư, hiện tất cả vẫn trong giới hạn bình thường, nếu kết hợp với việc khám và làm các xét nghiệm hình ảnh học khác cũng chưa phát hiện gì bất thường thì có thể tạm yên tâm là mẹ em ít có nguy cơ có các bệnh lý ác tính ở đường tiêu hóa, buồng trứng, tử cung, tụy.

Vì các chất chỉ điểm này không dùng để chẩn đoán hay loại trừ bệnh lý ác tính, chỉ là giá trị tham khảo và quan trọng khi theo dõi điều trị bệnh lý ác tính kể trên nên cần phải phối hợp thêm các dữ kiện khác.

- Nguyễn Văn Hỏa - [email protected]

Em chào bác sĩ,

Em bị đau bụng, đi khám bệnh và biết bị thận u nước và viêm đường tiết niệu gây ra sốt liệu có thể điều trị bệnh bằng thuốc tai nhà không thưa bác sĩ? Xin cảm ơn.      

BS Nội tổng quát Cao Thị Lan Hương

Chào em,

Nếu bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh của em có thể điều trị tại nhà được và cấp thuốc cho về thì em cứ tuân theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình uống thuốc, nếu em sốt cao từ 39 độ trở lên, đau quặn bụng, tiểu đỏ, lơ mơ, lừ đừ thì cần nhập viện ngay.

Ngoài ra, cần tái khám bác sĩ đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra lại cho em. Nhớ hỏi bác sĩ rằng em có sỏi đường tiết niệu hay không, vì nguyên nhân gây thận ứ nước kèm viêm đường tiết niệu ở nam trẻ tuổi thường là có sỏi đường tiết niệu. 

                                                                    
Đây là chương trình tư vấn sức khỏe phục vụ cộng đồng - hoàn toàn miễn phí.

Bác sĩ của chúng tôi làm việc trên tinh thần hết lòng vì Sức khỏe cộng đồng, theo lời thề Hippocrates - Lời thề Đạo đức Y khoa.

Chúng tôi sẵn sàng sẻ chia những lo âu, giải đáp các thắc mắc của bạn - vô điều kiện.

Mời bạn gửi câu hỏi bằng 1 trong 3 hình thức sau:

+ Gửi câu hỏi thông qua hệ thống đặt câu hỏi của chuyên mục Khám bệnh online

+ Gửi đến email: [email protected]

+ Gọi điện thoại trực tiếp đến số 0976 328 725 hoặc 08 66 800 367 (từ 18 - 20h từ thứ 2 đến thứ 7).

Trân trọng,

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]