Rệp cũng là vị thuốc

Rệp (Cimex lectularius L.) thuộc họ Rệp (Cimicidae), tên khác là rệp giường, là loại côn trùng có cơ thể dẹt, bè ngang dài 6-8mm, rộng 3-4mm, chia hai phần: Phần đầu và ngực hình vuông hoặc chữ nhật, miệng có vòi quặp lại phía sau, có đôi râu xúc giác dài (rất nhạy cảm với hơi người)

15.5944

Con rệp.

Rệp (Cimex lectularius L.) thuộc họ Rệp (Cimicidae), tên khác là rệp giường, là loại côn trùng có cơ thể dẹt, bè ngang dài 6-8mm, rộng 3-4mm, chia hai phần: Phần đầu và ngực hình vuông hoặc chữ nhật, miệng có vòi quặp lại phía sau, có đôi râu xúc giác dài (rất nhạy cảm với hơi người) và hai chân trước ngắn; phần bụng và lưng hình tròn, mai lưng phát triển, bụng có nhiều ngấn, hai đôi chân sau dài hơn. Toàn thân màu nâu hoặc nâu đen bóng, có tuyến hôi là bộ phận tự vệ. Không có cánh.

Rệp phân bố ở khắp nơi, chỗ có người ở, thường ẩn náu trong các khe ván, kẽ giường. Nó hút máu no nê rồi tìm chỗ tối nằm nghỉ. Có khả năng nhịn đói rất lâu, đẻ trứng. Rệp con trưởng thành sau 2-8 tuần lễ.

Bộ phận dùng làm thuốc của rệp là cả con. Khi dùng, bắt rệp cho vào nước sôi để nó nhả hết mùi hôi, rồi dùng tươi. Dược liệu có tên thuốc là bích sắt hay sàng sắt, được ghi trong sách Dược tính chỉ nam như sau: Công hiệu của rệp là chữa được chứng hay nghẹn, chứng tiểu nhi kinh phong, chứng mắt sinh lông quặm hoặc mụn mọc ngay ở mi mắt (tục gọi là chứng lên lẹo mắt) và chứng đinh sang có độc, lở loétbắp chân. Cách dùng cụ thể: Lấy 10 con rệp to cho vào một chén cùng với ít rượu, giã nát. Thêm nước, nấu 15-20 phút, để lắng rồi gạn lấy nước trong mà uống (chữa chứng nghẹn, sưng đau ở cổ họng). Hoặc dùng rệp phối hợp với long cốt (lượng hai thứ bằng nhau), giã nhuyễn, hòa với dầu vừng hoặc mỡ lợn mà bôi (chữa chứng lở loét, hôi thối ở bắp chân. Dùng rệp bóp lấy máu bôi vào chỗ đau (chữa chứng lên lẹo ở mắt) hoặc lấy máu rệp hòa với nước cơm mà bôi (chữa đinh độc).

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị rắn cắn, lấy 7-10 con rệp đã chế biến, giã nát, hòa với nước, uống làm một lần. Dùng riêng hoặc phối hợp với nõn cây dứa ăn quả, rau ngót hay rau má, giã nát, thêm nước, gạn uống, bã đắp trong lúc chờ để chuyển đi bệnh viện. Đối với các vết đốt của rệp, ong, bọ cạp, dùng rệp giã nát, đắp cũng khỏi. Có nơi lại dùng rệp giã với củ hành sống, rồi đắp ở dưới rốn để thông lợi cho người bị chứng bí đái.

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]