Rối loạn kinh nguyệt như thế nào khiến chị em khó có con?

Chu kì kinh nguyệt ngắn dưới 3 tuần hoặc ngắn hơn, do nang noãn trưởng thành sớm được gọi là rối loạn kinh nguyệt thể mau kinh.

15.5808
Chào bác sĩ! Em có một vài thắc mắćc về vấn đề kinh nguyệtt mong bác sĩ tư vấn giúp. Em năm nay 20 tuổi, chu kì kinh nguyệt của em rất ngắn, chỉ 21-25 ngày, có tháng còn 2-3 tuần lại thấy kinh một lần. Em có vóc dáng nhỏ bé, cơ thể khỏe mạnh, khi có kinh nguyệt không bị đau bụng hay vấn đề bất thường gì. Em lo lắng vì chu kì kinh nguyệt của em như vậy là ngắn hơn so với mọi người. Em không biết mình có bị bệnh gì không. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!

(Thanh Hiền)

Bạn Thanh Hiền thân mến!

Trước hết, xin được cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Kinh nguyệt là sự chảy máuchu kỳ ở niêm mạc tử cung dưới tác dụng trực tiếp của hormone buồng trứng và chịu sự điều hòa của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ là từ 28 - 30 ngày, có khi ngắn hơn (24-25 ngày) hoặc dài hơn (34-35 ngày).

Chu kì kinh nguyệt ngắn dưới 3 tuần hoặc ngắn hơn, do nang noãn trưởng thành sớm được gọi là rối loạn kinh nguyệt thể mau kinh. Ảnh minh họa

Chu kỳ kinh nguyệt bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn estrogen (tính từ ngày sạch kinh đến ngày rụng trứng) và giai đoạn progesteron (từ ngày rụng trứng đến ngày cuối cùng chảy máu). Tùy cơ địa từng người mà khoảng thời gian của 2 giai đoạn có thể khác nhau (có nghĩa là có người rụng trứng sớm nhưng cũng có người rụng trứng muộn).

Như trường hợp của bạn có thể được xếp vào rối loạn kinh nguyệt thể mau kinh (đa kinh). Tức là chu kì kinh nguyệt ngắn dưới 3 tuần hoặc ngắn hơn, do nang noãn trưởng thành sớm, rút ngắn thời gian phát triển. Bình thường, tình trạng kinh nguyệt này nếu đều đặn thì không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn, nhưng nó có thể khiến bạn gặp khó khăn khi muốn làm mẹ.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm: Không rụng trứng, mất cân bằng hormone, căng thẳng thần kinh, kém dinh dưỡng, hoạt động quá nặng...

Để hiểu hơn về sức khỏe của mình, nhất là khi bạn có kế hoạch thụ thai thì tốt nhất bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám đầy đủ, làm các xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần duy trì thói quen đi thăm khám phụ khoa theo định kỳ 1 năm/lần hoặc 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bất thường trong sức khỏe sinh sản, sinh dục của mình.

Bạn cũng nên thường xuyên luyện tập những bài thể dục thể thao nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng và đồng thời có chế độ làm việc, học tập hợp lý để tránh bị những chứng căng thẳng, lo âu hoặc stress... để duy trì một chu kì kinh nguyệt khỏe mạnh và đều đặn.

Chúc bạn vui khỏe!

Theo Trí thức trẻ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]