Rộn ràng lễ hội KaTê của người Chăm

Dân trí Sáng nay (23/10), nhằm ngày 1/7 Chăm lịch, người Chăm theo đạo Bà La Môn ở vùng Ninh – Bình Thuận bước vào mùa lễ hội KaTê sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

0

Các vị chức sắc đang làm lễ mở cửa tháp

Người Chăm Ninh - Binh Thuận có rất nhiều lễ hội, tuy nhiên có thể nói là lễ hôi Katê của người Bà La Môn cùng với lễ Ramưwan của người Chăm Hồi giáo là 2 lễ hội lớn nhất trong năm. Vì vậy mà nhiều năm qua nhà nước ta đặc biệt quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho đồng bào Chăm tổ chức, vui chơi. Đây là một trong những nền văn hóa hết sức phong phú của các đồng bào dân tộc anh em cùng chung sống trên dãi đất hình chữ S tươi đẹp.  

Đông đão người dân vui hội KaTê

Đây là lễ hội để người dân tưởng nhớ các vị thần linh và dâng lễ vật cúng ông bà tổ tiên với lòng thành kính cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội này trải dài và bao trùm trên một không gian rộng lớn bao gồm: Đền Tháp, làng mạc, gia đình. Trước tiên là lễ rước y trang của vua, mà theo truyền thuyết của đồng bào Chăm thì  y trang, mũ, mão của các vì Vua Chăm là do người RagLai gìn giữ. ( truyền thuyết cho rằng người RagLai là em út của người Chăm) Y trang được rước về 3 ngôi Đền Tháp tiêu biểu của đồng bào Chăm Ninh Thuận.


Lễ rước y trang về tháp Poklong-Girai

Trước đó, hôm qua ngày 30/6 Chăm lịch tức ngày 22/10, đồng bào Chăm ở thôn Hữu Đức tổ chức nghi thức rước Y trang của Nữ thần Por-inưGar  đưa về Đền thờ bà ở làng Hửu Đức huyện Ninh Phước. Por InưGar được người Chăm Ninh Thuận tôn vinh là mẹ xứ sở, người đã có công dạy cho đồng bào Chăm biết trồng bông dệt vãi. 

Đến sáng nay (1/7 Chăm lịch, đồng bào Chăm sẽ rước y trang của Vua PôKlong GiRai về ngôi Tháp thờ ngài tọa lạc trên một ngọn đồi có tên là đồi Trầu ở Phường Đô Vinh (TP Phan Rang). Đây là vị vua được đồng bào Chăm Ninh Thuận tôn vinh là thần thủy lợi vì đã có công dẫn thủy nhập điền về tưới cho cánh đồng trọng điểm Bắc Phan Rang.

 

Múa mừng lễ hội KaTê

Cùng một thời gian, đoàn rước y trang của Vua Poromé được người RagLai xã Phước Hà đưa về Tháp Pôrômé (ở làng Hậu Sanh, xã Phước Hửu, Ninh Phước), vị vua được đồng bào Chăm tôn vinh là vị thần nông nghiệp vì đã có công giúp cho người dân phát triển nông nghiệp.

Trong những ngày này, tại các thôn làng của người Chăm không khí lễ hội rất rộn ràng bởi hòa trong tiếng trống Ginăng, trống Paranưng, tiếng kèn Saranai da diết là những lời cầu nguyện của bà con đồng bào Chăm, là những điệu múa thiêng của những bà Bóng. Bên cạnh đó những thiếu nữ Chăm thì xúng xính với áo dài truyền thống lớp vừa biểu diễn múa quạt vừa thi mâm trầu đẹp nhất, thi đội nước, thi dệt….

Người Raglai đánh mã la, thổi khen bầu mừng lễ hội Katê

Ngày xưa lễ Katê của đồng bào Chăm thường kéo dài đến 1 tháng, nhưng ngày rút lại chỉ còn 1 tuần. Cũng như lễ cúng thần làng, lễ vật ở các gia đình cũng có 1 cặp gà, 5 mâm cơm, bánh tét, hoa quả, trầu cau, rượu trứng, tất cả đều là các sản vật từ nghề nông mà có. Cũng như ngày Tết của người Kinh, trong những ngày diễn ra lễ Katê, tất cả con cháu cho dù có đi làm ăn xa ở đâu cũng tề tựu về để cùng nhau hàn huyên, tâm sự, và cũng chính trong dịp này thành viên nào trong gia đình, dòng tộc gặp phải khó khăn sẻ được cộng đồng tìm cách giúp đở. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của đồng bào Chăm vùng Ninh - Bình Thuận.    


Minh Lê - Lê Phương

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]