Rong kinh: Nguyên nhân, triệu chứng

Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày. Bình thường, mỗi kỳ kinh chỉ ra máu trong khoảng 7 ngày trở lại, khi thấy kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh.

15.5799

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung - Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội cho biết trên Vnexpress, theo lý thuyết, rong kinh, rong huyết là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu mất nhiều hơn 80ml trong chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng rong kinh, rong huyết có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được xử lý, điều trị kịp thời.

Nguyên nhân rong kinh

1. Rong kinh cơ năng

- Ở những người mới bắt đầu có kinh, do hoạt động của buống trứng chưa ổn định nên gây rong kinh. Thường sau khoảng 2 năm thì hết.

-  Một số trường hợp do sử dụng thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp.

2. Rong kinh thực thể

- Do sảy thai, chửa trứng, thai chết lưu

- Do tổn thương ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung...

-  Do mắc các bệnh lý toàn thân (rối loạn đông máu, bệnh bướu giáp)…

Yếu tố nguy cơ gây rong kinh

- Phụ nữ trẻ rụng trứng không đều rất dễ bị rong kinh trong 12-18 tháng đầu kể từ lần có kinh đầu tiên.

- Phụ nữ sắp mãn kinh thường mất cân bằng hormon có thể gây rong kinh.

- Người bị rối loạn chảy máu di truyền.

Triệu chứng, biểu hiện rong kinh

Các dấu hiệu và triệu chứng của rong kinh bao gồm:

- Lượng kinh thấm qua một hoặc nhiều miếng băng vệ sinh mỗi giờ trong một vài giờ liên tiếp.

- Cần dùng băng vệ sinh kép để kiểm soát lượng kinh.

- Cần thay băng vệ sinh trong đêm.

- Thời gian có kinh kéo dài hơn 7 ngày.

- Kinh nguyệt có các cục máu lớn.

- Lượng kinh nhiều gây trở ngại cho cuộc sống hằng ngày của bạn.

- Đau liên tục vùng bụng dưới trong thời gian có kinh.

- Chu kỳ kinh không đều.

- Mệt mỏi hoặc thở gấp (triệu chứng của thiếu máu)

Chẩn đoán rong kinh

Theo Sức khỏe & đời sống, bác sĩ hay hỏi nhất về tiền sử bệnh tật và chu kỳ kinh của bạn. Bạn có thể kể về lịch trình những ngày chảy máu và không chảy máu bao gồm lượng kinh nhiều thế nào và bạn cần bao nhiêu băng vệ sinh để thấm nó. Bác sĩ sẽ khám thực thể và có thể khuyên làm 1 hoặc nhiều xét nghiệm hay các thủ thuật như:

- Xét nghiệm máu. Mẫu máu đánh giá những bất thường do mất quá nhiều máu trong thời kỳ có kinh.

-  Xét nghiệm Pap. Bác sĩ lấy tế bào cổ tử cung để soi kính hiển vi nhằm phát hiện nhiễm trùng, viêm hoặc những thay đổi có thể là ung thư hoặc có thể dẫn đến ung thư.

- Sinh thiết nội mạc tử cung. Bác sĩ lấy mẫu mô trong tử cung để soi kính hiển vi.

- Siêu âm. Phương pháp này dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh tử cung, buồng trứng và tiểu khung.

- Chụp siêu âm tử cung. Phương pháp chụp siêu âm này được thực hiện sau khi bơm nước qua một ống vào trong tử cung qua đường âm đạo và cổ tử cung. Phương pháp này cho phép bác sĩ tìm những bất thường trong nội mạc tử cung.

- Soi tử cung. Một ống nhỏ có đèn sáng được luồn qua âm đạo và cổ tử cung vào trong tử cung cho phép bác sĩ quan sát bên trong tử cung.

- Nong và nạo. Trong thủ thuật này, bác sĩ nong cổ tử cung và sau đó đưa dụng cụ hình thìa vuông vào trong tử cung lấy mô từ nội mạc tử cung để xét nghiệm.

- Chụp tử cung vòi trứng. Thuốc nhuộm được bơm vào tử cung và ống dẫn trứng qua cổ tử cung, và chụp X-quang để xác định hình dạng, kích thước tử cung và buồng trứng.

Bác sĩ có thể chẩn đoán rong kinh chỉ sau khi đã loại bỏ rối loạn kinh nguyệt, các bệnh hoặc các thuốc khác có thể gây hoặc làm trầm trọng bệnh.

Tham khảo thuốc:

Lactacyd Fh 250ml: Vệ sinh phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ hành kinh và sau sanh. Phòng ngừa & điều trị hỗ trợ viêm âm đạo, huyết trắng, viêm âm hộ, ngứa âm hộ.

Trà Mi

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]