Rửa tay bằng xà phòng “Vaccin tự chế” để phòng bệnh

Bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh, tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay. Việc không rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm quan trọng như trước khi ăn,

15.5967

Bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh, tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay. Việc không rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm quan trọng như trước khi ăn, sau khi đi đại/ tiểu tiện, trước khi cho con ăn và sau khi chăm sóc trẻ... đã làm gia tăng các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán.

Bàn tay - Cầu nối giúp khách không mời đến… gây bệnh

 Cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng.

Vừa đi làm đồng về, chị Tâm gánh đôi quang gánh ra thẳng bờ ao trước sân nhà để rửa. Phân chuồng còn dính ở đôi quang gánh được rũ ra làm nước đen ngòm. Xong xuôi, chị cất quang gánh vào một chỗ. Múc gàu nước giếng lên đổ vào chậu, chị quếnh quáng rửa tay rồi quệt hai bàn tay vào hai vạt áo cho khô và ngồi vào mâm cơm cả nhà đang chờ sẵn...

Tình trạng không rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt khi có tiếp xúc với nguồn phân) trước khi ăn như trường hợp của chị Tâm là khá phổ biến ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đại đa số họ cho là sạch khi chỉ cần rửa tay bằng nước thường. Các nghiên cứu cho thấy rằng bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh. Vi khuẩn cư trú trên bàn tay tập trung số lượng lớn ở kẽ tay và kẽ móng tay và vô tình trở thành “cầu nối” cho những vị khách không mời dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Điển hình là các bệnh: tiêu chảy, tả, lỵ, giun sán, đau mắt... Việc không rửa tay bằng xà phòng vào các thời điểm quan trọng như trước khi ăn, sau khi đi đại/ tiểu tiện, trước khi cho con ăn và sau khi chăm sóc trẻ... đã làm gia tăng các bệnh này (đây cũng là các bệnh rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh thường gặp ở các vùng nông thôn nước ta).

Thực tế hiện nay cho thấy, hành vi rửa tay bằng xà phòng nói chung vẫn chưa được người dân quan tâm. Theo các kết quả điều tra vệ sinh môi trường của Bộ Y tế, tại Bắc Trung Bộ chỉ có 2% đối tượng được nghiên cứu trả lời thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, trong đó rửa tay xà phòng trước khi ăn là 1,7%, sau khi ăn là 1,8%. Tại khu vực miền núi phía Bắc, hầu hết người dân không có thói quen này. Vùng nông thôn tỷ lệ này có tăng hơn nhưng cũng không mấy khả quan, rất thấp ở cả ba thời điểm: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn là 12%, sau tiểu tiện 12,2% và sau đại tiện là 15,6%. Đối với trẻ em tại trường học, tỷ lệ điểm trường có học sinh rửa tay bằng xà phòng cũng rất thấp ở tất cả các bậc học và các vùng sinh thái.

Hành vi rửa tay bằng xà phòng chưa phải là thói quen của người dân nông thôn Việt Nam, đặc biệt đối với các đối tượng có trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp... Nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết, cho rằng vi khuẩn là các vết bẩn nhìn thấy được bằng mắt thường. Do vậy, họ chỉ rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn hoặc có mùi khó chịu.

Cần tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng

Quy trình rửa tay bằng xà phòng

1. Làm ướt tay dưới vòi nước hoặc bằng dụng cụ sạch để múc nước. Xoa xà phòng và chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

2. Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

3. Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.

4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

5. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại.

6. Xả cho tay hết sạch xà phòng bằng nguồn nước sạch, lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Quy trình rửa tay bằng xà phòng

1. Làm ướt tay dưới vòi nước hoặc bằng dụng cụ sạch để múc nước. Xoa xà phòng và chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

2. Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

3. Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.

4. Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

5. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại.

6. Xả cho tay hết sạch xà phòng bằng nguồn nước sạch, lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Bàn tay là công cụ đa năng nhất trong lao động và các sinh hoạt hàng ngày của con người nhưng nó cũng là phương tiện chính để truyền tải và phát tán mầm bệnh. Vì vậy, việc giữ cho đôi bàn tay luôn sạch thông qua hành vi rửa tay bằng xà phòng có vai trò rất lớn trong việc phòng chống lây nhiễm bệnh tật. Các nghiên cứu cho thấy, rửa tay bằng xà phòng với nước trong 15 giây có thể loại bỏ được 90% vi khuẩn. Chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella (nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới) và giảm 45% nhiễm khuẩn đường hô hấp... (Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO). Trong khi đó ở nước ta, hai nguyên nhân chính gây tử vong nhiều nhất ở trẻ lại là bệnh viêm đường hô hấp cấp và bệnh tiêu chảy.

Vì thế mỗi người trong chúng ta cần phải rèn luyện cho mình thói quen này và giáo dục cho trẻ em cùng thực hành. Đối với trẻ em (đặc biệt ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo) nguy cơ lây nhiễm bệnh đường tiêu hóa rất cao và dễ dàng lây nhiễm cho gia đình và các thành viên khác trong cộng đồng, người lớn cần hướng dẫn và giám sát trẻ rửa tay thường xuyên và đúng quy trình.

Có thể nói chỉ bằng một hành vi đơn giản - thói quen rửa tay bằng xà phòng nhưng nó được ví như liều “vaccin tự chế” rẻ tiền và hiệu quả trong việc ngăn chặn, loại bỏ được mầm bệnh theo tay bẩn xâm nhiễm vào thức ăn, nước uống vào cơ thể gây bệnh.

Phương Hà

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]