Sách kỹ năng sống dạy trẻ đi trên mảnh thủy tinh

Giải thích về bài cho trẻ đi trên thủy tinh trong sách 'Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1', TS Phan Quốc Việt khẳng định, bài học về lòng dũng cảm này Tâm Việt Group đã thực hành suốt 10 năm và chưa học sinh nào bị thương.

15.6046


Bài học về lòng dũng cảm trong cuốn sách dạy kỹ năng sống cho học sinh lớp 1. Ảnh: Lan Hạ.

Xem thêm: bước trên thuỷ tinh

XEM VIDEO CLIP: nmY0Z_guL8I

Cụ thể, bài học nêu: Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt học sinh và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh. Nhờ vậy mà An đã đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ, và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh.

Một bạn đọc cho biết, thật ra đi qua mảnh thủy tinh là bài học cơ bản của khoá kỹ năng mềm, vấn đề nằm ở tâm lý vì họ đã có phương pháp giúp học sinh an toàn. "Nói chung giáo dục cách tân thời đại mới cũng nên nhìn thoáng ra, chứ cứ cô Tấm mãi không được. Có vậy các em mới không hoảng sợ trước những thử thách chứ", một bạn đọc bày tỏ.

Tuy nhiên, rất nhiều người phản bác cách dạy này vì lo sợ đến sự an toàn của học sinh. Nhiều phụ huynh cho rằng các em có thể bị thương khi dẫm lên thủy tinh, thậm chí sẽ là đại họa nếu nhiều em hiếu động tự đập vỡ chai và thử thực hành "dũng cảm" tại nhà. "Dũng cảm cứu người, cứu động vật thì còn được. Đằng này lại dạy chơi dại dột, thật không thể chấp nhận", một bạn đọc nói.

Trao đổi với Báo, chủ biên cuốn sách Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 - TS Phan Quốc Việt cho biết, bài học này đã được Tâm Việt Group dạy học sinh 10 năm qua và chưa em nào bị chảy máu.

Theo ông Việt, để học sinh trải nghiệm thực tế, ông đã nghiên cứu kỹ. Theo nguyên tắc trong vật lý, mảnh vỡ thủy tinh to cỡ 3 cm2 và độ dày 3 cm thì không thể cắt vào chân. Trên thảm thủy tinh, mảnh nào bé, thiết diện nhỏ thì áp suất lớn, sẽ bị chìm xuống dưới; mảnh nào to, thiết diện lớn thì áp suất bé, sẽ trồi lên trên. Và bao giờ các thầy cũng dùng những băng dính để dính lại những mảnh rất nhỏ. Như vậy đi trên thảm thủy tinh sẽ không bị đau, thậm chí còn êm chân.

TS Phan Quốc Việt.

Trên thực tế, trong bài học về lòng dũng cảm, khi giáo viên để học sinh lựa chọn đi trên sỏi, đinh và mảnh chai, trẻ chọn nhiều nhất là đi trên sỏi, sau đó là đinh, rồi mới đến thủy tinh. Tuy nhiên, sau khi làm bài tập thì học sinh mới biết là dễ đi nhất là thủy tinh, đến sỏi, rồi mới đến đinh. "Tôi đã trải nghiệm nhiều lần, thậm chí cõng học sinh đi qua thảm thủy tinh và không hề việc gì. Quản trị cảm xúc không thể học thuộc lòng được, phải trải qua thực tế", ông Việt nói.

Người sáng lập Tâm Việt Group còn cho biết, ngoài việc đi trên thảm thủy tinh, bài học về lòng dũng cảm còn có phần học sinh lấy kim tiêm tự đâm vào tay, rút ra sau đó tự cho thuốc đỏ rồi dùng bông băng lại. Trẻ nhỏ hiện nay thấy kim tiêm là khóc nên bài học này sẽ giúp trẻ đối diện với sợ hãi. "Đây là kỹ năng sinh tồn và đa số chúng ta chết vì sợ hãi chứ không phải chết vì tai nạn. Chúng tôi không dạy an toàn, mà chúng tôi dạy dũng cảm. Dũng cảm là trong khủng hoảng phải làm chủ được cảm xúc. Bởi nếu không làm chủ được cảm xúc thì chúng ta không vượt qua được bất cứ khủng hoảng nào hết", ông nhấn mạnh.

Ông Việt cũng khẳng định, người lớn không cần lo trẻ con sẽ đọc và làm thử điều này ngoài đời thật, bởi vì khi chưa học thì chúng sẽ sợ, mà nếu sợ thì sẽ không bao giờ làm thử. Thực tế, một người không làm gì thì sẽ không có thất bại, trong khi "thất bại là mẹ của thành công". Trẻ phải thấy chai vỡ thật, phải nghe tiếng "xoảng", phải bước qua nó thì mới vượt qua được sợ hãi. Nếu không đối diện với thực tế thì khi chiến tranh, khó khăn, trẻ không biết đối mặt thế nào.

"Giáo trình kỹ năng sống hiện nay làm theo kiểu cũ, tức là gộp kiến thức của Sử, Địa, Giáo dục công dân vào. Đó không phải là kỹ năng sống, đấy không phải sinh tồn. Khóa học của chúng tôi dạy trẻ bò toài, khi bị muỗi đốt, rôm sảy vẫn phải chịu. Chúng ta cải cách giáo dục, nhưng nếu vẫn làm như cũ thì sẽ không có kết quả mới. Einstein nói rằng làm theo kiểu cũ mà đòi kết quả mới là điên", ông Việt cho hay.

Ông cũng nhắn nhủ mọi người "hãy trồng hoa hồng chứ đừng nhổ cỏ, người mắc lỗi nhiều nhất là Edison - người phát minh ra bóng đèn. Bản thân ông đã tự dùng kim châm vào 5 đầu ngón tay của mình, sau đó tự rút ra. "Nếu phụ huynh sợ các con đau thì hãy đề xuất nghiêm cấm tiêm phòng cho trẻ đi, vì tiêm virut vào người trẻ như thế là dã man đấy", ông Việt nói.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]