Sài Gòn là địa danh có xe hơi trước tiên, sau đó là Hà Nội và Thanh Hóa.

Những chiếc xe khách đầu tiên tại Việt Nam đầu những năm 1920.

15.5813
Từ những năm đầu của thập kỷ thứ nhất, ô tô đã xuất hiện ở Việt Nam. Việc xây dựng các đường giao thông rải đá, nhựa và có chiều rộng mặt đường trên 2m đã dẫn đến việc phát triển phương thức vận chuyển bằng ô tô.

Theo ông Huỳnh Công Minh, Phó Chủ tịch Hội Sử học TP.Sa Đéc, xe hơi nhập vào Sài Gòn đầu tiên là năm 1907. Chiếc xe thứ nhất xuất xưởng mang số 1 về tay một người Pháp. Chiếc số 2 là của Thầy Năm Tú. 

Không có nhiều thông tin về những chiếc tiếp theo nhưng tới chiếc số 7 và số 8 là của ông Nguyễn Minh Tho ở Gò Công. Kế đến số 10, số 11 và 12 là của ông Lê Phát Tân. Ông Tân là em ruột ông Lê Phát Đạt biệt danh “Huyện Sĩ”, ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại.

Kể từ năm 1907, Sài Gòn có xe hơi trước tiên. Miền Trung có xe hơi năm 1913 và người sắm xe trước nhất là ông Nguyễn Văn Đương ở Thanh Hóa. Cũng vào năm 1913 xe hơi xuất hiện ở miền Bắc, mà người sắm đầu tiên là ông Bạch Thái Bưởi ở Hà Nội.

Theo sách “Hoạt động công chính ở Đông Dương”, năm 1913 toàn Đông Dương có 350 xe ô tô loại nhỏ. Trong bốn năm từ 1915 đến 1918, số tiền mua ô tô nhập cảng vào Việt Nam xê dịch từ 1-2 triệu frăng tiền Pháp. Đến 1920, con số này lên đến 33 triệu frăng.

Đến năm 1926, tổng số xe cơ giới chạy trên toàn Việt Nam là 9.504 chiếc. Các hãng xe cũng phát triển song song. Ở phía Bắc có 96 hãng xe ô tô gồm 231 chiếc, ở miền Trung có 82 hãng xe với 178 chiếc và ở miền Nam phát triển nhanh hơn với 513 hãng xe và 1.075 xe.

Cho đến cuối thời kỳ Pháp thuộc, nước ta có khoảng 18 nghìn xe các loại mới và cũ. Đến năm 1942, do chiến tranh, nhiều ô tô chạy xăng được cải tiến để chạy bằng than, củi, thường gọi là xe “than” hay xe “gadôđen”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]