Samsung: Sự khác biệt đang lụi dần?

Nhiều bình luận nghiêng sự chất vấn về tính bền vững trong mô hình kinh doanh của Apple. Nhưng tới thời điểm này, có lẽ Samsung cũng nên được đặt trong câu hỏi tương tự.

0

Người ta luôn hào hứng với từng động thái của 2 tập đoàn thống trị thị trường thiết bị di động trên thế giới. Đó chính là Samsung và Apple, có đầu não tọa lạc ở 2 châu lục, và tồn tại bằng hai mô hình kinh doanh khác nhau.

Một bộ phận dân số thế giới trung thành và tôn thờ tập đoàn có phân khúc sản phẩm cao cấp đậm tính thời trang, tích hợp phần cứng, phần mềm và dịch vụ theo một cách thức đặc biệt, chỉ bán ra với một số lượng khiêm tốn trên thị trường, nhưng thu về doanh thu siêu “khủng” trên từng đơn vị sản phẩm. Mặt khác, thế giới lại có một tập đoàn công nghệ muốn thử sức hầu như trên mọi mặt trận, cố gắng lấp đầy nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, từ giá rẻ tới cao cấp, với phần cứng làm vốn tự có, chạy trên phần mềm và dịch vụ của bên thứ ba.

Với định vị đặc thù như vậy, rất nhiều bình luận nghiêng sự chất vấn về tính bền vững trong mô hình kinh doanh của Apple. Nhưng tới thời điểm này, có lẽ Samsung cũng nên được đặt trong câu hỏi tương tự.

Tính bền vững của Samsung đang bị nghi ngờ.

Dựa theo phần lớn mô hình nghiên cứu thế mạnh cạnh tranh trong thị trường công nghệ tiêu dùng, có 5 mảng được đem ra đối chiếu: Phần cứng (smartphone, tablet, PC, console, Smart TV), phần mềm (HĐH, phần mềm mở, trả tiền, đám mây), nội dung (video, nhạc, sách, bản đồ, trò chơi), kết nối (có dây, 3G, wifi,) và khả năng hỗ trợ giao tiếp (mạng xã hội, tin nhắn, âm thanh, video, chia sẻ hình ảnh). Những tập đoàn công nghệ tiêu dùng thành công cần phải phát triển tích hợp ít nhất 3 trong 5 mảng trên. Có điều, mặc dù đổ nhiều tiền của nhất vào phần cứng, phần mềm và tính kết nối, tính hiệu quả của 3 yếu tố này lại đang bão hòa, nhường chỗ cho sự lên ngôi của việc kiến tạo và tương tác nội dung trên đa nền tảng. Trong thời đại mà nội dung chiếm ngôi vua, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn tới khả năng hỗ trợ tạo nội dung và tăng cường giao tiếp. Đó là điều thúc đẩy quyết định mua hàng thiết bị điện tử tiêu dùng ở mọi mặt trận: PC, smartphone, tablet, console hay Smart TV. Hiện nay, Google, Apple, Microsoft, Amazon hay Facebook đều đi đúng lộ trình này.

Tuy nhiên, Samsung dường như nằm ngoài quỹ đạo này. Sự thành công của Samsung không phải là phản chiếu của lý thuyết 5 yếu tố. Trừ game console, Samsung có mặt trên mọi mặt trận thiết bị.

Sự thành công của Samsung chủ yếu nhờ 2 cánh cửa: Tiếp thị và tích hợp phần cứng-mềm theo chiều dọc. Trong thành công của tiếp thị, Samsung đã đánh bại hầu hết các nhà sản xuất điện thoại Android và trở thành lựa chọn mặc định cho phần lớn người dùng muốn tìm kiếm sản phẩm ở phân khúc tầm trung, hoặc cao cấp. Còn bí quyết của công thức “chiều dọc” nằm ở sự phối hợp ăn ý giữa màn hình và các yếu tố kĩ thuật khác. Tóm lại, Samsung thống trị hoàn toàn thị trường Android theo số lượng và doanh thu.

Nhưng sự đa dạng trong sản phẩm không đồng nghĩa với chất lượng vững vàng. Ví dụ, trong mảng phần mềm smarphone và tablet, Samsung chủ yếu dựa vào Android, có mở rộng một chút sang Windows Phone, đá sang Tizen (nhưng chưa ra mắt thiết bị chạy Tizen dù Samsung chiếm cổ phần rất lớn). Samsung cũng có hệ điều hành riêng của mình, nhưng đó lại là một phiên bản điều chỉnh của Android, hơn là một sự sáng tạo đột phá có tính cống hiến cho trải nghiệm người dùng. ChatOn cũng là một sản phẩm ăn theo OTT, nhưng không được hỗ trợ để nhắn tin bứt phá hiệu quả trên mọi nền tảng. Về nội dung, Samsung đã đầu tư hẳn một kho ứng dụng, thứ hiện tại đã thành quá vãng. Người ta cũng đồn rằng dịch vụ Milk Music của Samsung đang được kết hợp cùng M-Go để tạo ra dịch vụ video mới, nhưng cũng quá mỏng manh trong không gian cạnh tranh khốc liệt như bây giờ.

Thống kê cho thấy xuất hiện một vết rạn trong lộ trình phát triển của tập đoàn này từ quý 1, 2012 đến nay. Điều này xuất phát từ sự giảm sút đáng kể trong số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu thị phần di động đã chững lại.

Biểu đồ kinh doanh thiết bị di động của Samsung.

Giới quan sát cho biết, thử thách mà Samsung đang gặp phải có thể liệt kê dưới đây:

• Tổng thị trường smartphone đang tiến triển chậm lại, đặt những sản phẩm khác của Samsung vào áp lực bắt buộc phải có bước tiến mạnh hơn.
• Sự thống trị của Samsung trên dòng máy Android phân khúc thấp đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các chủ thầu Trung Quốc.
• Google đang tìm lại chính mình trên Android, và tìm kiếm khả năng tái thiết lập lại định vị và dịch vụ trên thị trường smartphone, tiếp tục dồn áp lực vào Samsung và các nhà sản xuất khác với nhiều hạn chế về tùy chỉnh. Sắp tới, những “hương vị” mới cho Android trên các thiết bị wearables, ô tô hay TV sẽ kìm hãm khả năng tùy chỉnh hơn nữa.
• Người dùng đang bão hòa với các tiện nghi trong hệ điều hành Android hiện tại trên thiết bị của Samsung. Sự phân hóa ngày càng cao thúc đẩy việc tìm kiếm chất lượng tốt hơn trong trải nghiệm Android.
• Nỗ lực marketing vũ bão của Samsung đang bắt đầu nếm trải sự xoay vốn chậm chạp. Một đồng bỏ ra không còn mang lại lợi thế như đã từng.

Tất cả những thử thách này được đặt trên bàn tranh luận từ cuối 2012. Và Samsung, có nhiều thời gian để cứu rỗi bản thân bằng cách mở rộng mảng phần cứng, gắn kết với phần mềm, nội dung và hỗ trợ giao tiếp. Nhưng việc tái định vị của Samsung đang khá nghèo nàn, song song với những cú Sale-off giảm giá gây sốc để tiêu tán hàng tồn (smartphone và TV) trên các kênh bán lẻ. Từ đó, mảng tablet của hãng này cũng bị ảnh hưởng lớn tới lộ trình phát triển bền vững. Vì vậy. câu hỏi đặt ra hiện tại xoay quanh những nỗ lucj của Samsung để có thể hòa nhập cuộc chơi mới với những đối thủ cạnh tranh khổng lồ ngoài kia.

Vào đầu tháng 6, CFO của Samsung đã thừa nhận sự thất vọng khi công bố kết quả tài chính quý 2, 2014 cùng với đồ thị doanh thu đi xuống quá tệ. Giới quan sát cho rằng, đã đến lúc Samsung ngừng hưởng thụ thành công khác biệt của mình. Thành công đó đã từng như một “sự miễn dịch tạm thời” so với xu hướng giật lùi của nhiều ông lớn cùng thời, và đã góp phần định hình thế 2 cực của công nghiệp di dộng. Nhưng liệu Samsung có thể giật lại vị thế trong một vài tháng tới với mô hình kinh doanh hiện tại?

 


 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]