Sảy thai quen dạ - phải làm sao đây?

Phụ nữ đã từng một lần sảy thai rất dễ gặp rủi ro trong những lần mang thai tiếp theo. Có cách nào để phòng ngừa không?

0

Bất cứ những tình huống xấu nào xảy ra trong quá trình mang thai đều ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu. Tuy vậy, thông thường sảy thai đều không rõ nguyên nhân và dù bạn đã tiêm phòng đầy đủ, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung hết các loại dinh dưỡng cần thiết thì sảy thai vẫn có thể xảy ra.

Nguyên nhân sảy thai quen dạ

Sảy thai thường xảy ra ở thai phụ mang thai dưới 20 tuần tuổi. Theo thống kê, có đến 10% phụ nữ mang thai hàng năm bị sảy thai và đối với những chị em đã từng một lần bị sảy thai thì nguy cơ tiếp tục xảy thai trong lần mang thai tiếp theo là 50%. Con số này khiến rất nhiều bà mẹ trẻ cảm thấy hoảng sợ. Ở một số mẹ, tình trạng tái phát sảy thai không chỉ diễn ra 2 lần mà còn lặp đi lặp lại nhiều lần sau nữa.

Lý do của triệu chứng sảy thai tuy chưa được tìm ra nhưng một số vấn đề trong cơ thể người mẹthai nhi được cho là có liên quan đến chứng bệnh này:

- Xuất hiện nhiễm sắc thể bất thường ngẫu nhiên trong phôi thai. Tuy nhiên, điều này không giải thích được tại sao nhiều bà bầu lại sảy thai bất ngờ.

 
Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai. (ảnh minh hoạ)

- Gia đình có tiền sảy thai.

- Tuổi của người mẹ: Khả năng sảy thai tăng lên theo độ tuổi của người mẹ. Những phụ nữ mang thai trên 40 tuổi có nguy cơ cao bị sảy thai.

- Bất thường ở tử cung: Một số mẹ bị sảy thai do gặp bất thường ở tử cung như tử cung đôi, u xơ tử cung, khối u tử cung.

- Người mẹ gặp bất thường nội tiết và quá trình trao đổi chất: Những tình huống bất trắc có thể sảy ra như không kiểm soát được bệnh tiểu đường, hội chứng buồng chứng đa năng, mức progesterone trong cơ thể người mẹ thấp.

- Do các rối loạn tự miễn như hội chứng phospholipid ở người mẹ. Gặp trường hợp này, người mẹ sẽ được yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra xem có kháng đông lupus và kháng thể anticardiolipin hay không.

- Do thai nhi bị chứng rối loại máu đông từ người mẹ, chẳng hạn như yếu tố V Leiden, nồng độ fibrinogen.

Khắc phục sự cố sảy thai quen dạ

Khi một thai phụ bị chứng sảy thai từ hai lần trở lên sẽ cần được sự chăm sóc đặc biệt của một bác sĩ chuyên khoa sản để được theo dõi trước khi mang thai tiếp theo. Lúc này, người mẹ sẽ được kiểm tra tổng thể như xét nghiệm máu (để kiểm tra các rối loạn miễn dịch, nồng độ hormone, bất thường ở nhiễm sắc thể), siêu âm tử cung, kiểm tra nội mạc tử cung. Ngay cả khi bạn đã được kiểm tra với tất cả các loại xét nghiệm thì rất nhiều người vẫn không thể tìm ra nguyên nhân gây sảy thai trong những lần tiếp theo.


Nên khám thai thường xuyên để tránh lặp lại sự cố sảy thai. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nếu đã tìm được nguyên nhân gây tái phát sảy thai thì tỷ lệ thành công ở lần mang thai tiếp theo là 60-70%. Trong trường hợp mẹ bầu đã tìm ra được nguyên nhân và điều trị đúng cách thì khả năng thành công là 90%.

Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng sảy thai quen dạ? Trước tiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, bổ sung vitamin B (axit folic) hàng ngày và kết hợp với một lối sống lành mạnh. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích giúp chị em giảm nguy cơ tái phát sảy thai:

- Thực hiện chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân bằng.

- Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá.

- Ngừng ngay việc uống rượu.

- Tập thể dục thường xuyên nhưng tuyệt đối không được vận động mạnh. Tốt nhất là nên đi bộ. .

- Duy trì trọng lượng vừa phải, hợp lý.

- Giải mức độ sử dụng caffein.

- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại bao gồm cả những hóa chất liên quan đến công việc.

- Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc gì cần được sự cho phép của bác sĩ.

Lưu ý: Sau khi sảy thai, bạn không nên mang thai ngay lại sau từ 3-6 tháng để cơ thể kịp phục hồi và bạn cũng cần thời gian để kiểm tra nguyên nhân và bồi bổ cho cơ thể một cách tốt nhất.
AloBacsi.vn (Theo Eva.vn)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]