Sẽ nghiên cứu khả năng gây bệnh của bọ xít hút máu

15.5804

Bộ Y tế đã yêu cầu Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp nghiên cứu xác định sự phân bố, phát triển cũng như khả năng gây bệnh của loài bọ hút máu người tại Việt Nam.
> /

Loại bọ xít hút máu người được tìm thấy tại Hà Nội. Ảnh: Trung Kiên.

Bộ Y tế đã yêu cầu Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp nghiên cứu xác định sự phân bố, phát triển cũng như khả năng gây bệnh của loài bọ hút máu người tại Việt Nam.
>  /

Gần đây, người dân tại Hà Nội và một số địa phương khác tỏ ra rất lo lắng vì bị một loại bọ xít đốt hút máu. Tuy nhiên, tại nước ta đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về sự phân bố cũng như khả năng gây bệnh của chúng.

Các mẫu bọ xít hút máu người do Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương thu thập những năm trước tại Văn Chương, Đống Đa, Thanh Xuân (Hà Nội)... được xác định là loài Triatoma rubrofassiata.

Theo tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thì đến nay, chưa có tài liệu nào công bố giống bọ xít tại Việt Nam này có khả năng truyền bệnh Chagas cũng như chưa có bệnh này ở nước ta.

Loài bọ xít hút máu truyền bệnh Chagas ở Trung và Nam Mỹ là Triatoma dimidiataTriatoma infestans, khác loài với bọ xít hút máu ở Việt Nam, nhưng có hình thù cảm quan bằng mắt thường khá giống nhau.

Trong thời gian tới, Viện sẽ phối hợp cùng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện khoa học và công nghệ Việt Nam) nghiên cứu về tác hại của bọ xít hút máu tới sức khỏe, nếu bị đốt thì có truyền bệnh gì hay không, tình trạng phân bố, hình thái của loại bọ xít này... Đồng thời, Viện cũng sẽ cùng Cục Y tế dự phòng và các bệnh viện kiểm tra, điều trị nếu có bệnh nhân.

Tuy nhiên, tiến sĩ Hùng cũng cho biết, người dân không nên quá lo lắng, hoang mang về loại bọ xít hút máu này. Nếu vô tình bị đốt thì nên rửa ngay vết đốt bằng xà phòng, không gãi tại chỗ vết đốt (tránh gây xước và viêm nhiễm). Đồng thời, đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị chống dị ứng và chống viêm nhiễm tại chỗ.

Để phòng, chống bọ xít hút máu, mỗi người nên thường dọn dẹp nhà cửa, gậm giường, phòng ngủ, mở cửa cho ánh nắng chiếu vào. Nếu phát hiện trong nhà có bọ xít hút máu nên tìm diệt chúng bằng cách dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, dưới đệm phòng ngủ hoặc ban đêm thì tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm diệt bọ xít và trứng bọ xít.

Ở vùng đã phát hiện có bọ xít đốt hút máu thì nên ngủ màn và giắt màn cẩn thận để bọ xít không thể chui vào đốt người.

Phương Trang

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]