Sinh con: Cách phòng cúm cho trẻ hiệu quả

Sinh con: Cách phòng cúm cho trẻ hiệu quả. Sinh con ai cũng muốn con mình mạnh khỏe. Nhưng bệnh cúm luôn gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho con. Dưới đây là cách phòng tránh bệnh cúm các mẹ sinh con tham khảo nhé!

15.5659

Tiêm phòng cúm

Theo các chuyên gia, tiêm phòng cúm là cách tốt nhất giúp bé phòng tránh cảm cúm. Tuy nhiên, nhiều người cứ lo lắng rằng chính những mũi tiêm đó khiến bé mắc bệnh. Sau khi tiêm xong một số bé bị cúm

nhẹ, sốt nhưng những triệu chứng này không kéo dài quá 2 ngày sau khi bé được tiêm vắc-xin. Nếu xảy ra trường hợp trẻ bị cảm cúm ngay sau khi tiêm phòng thì nhiều khả năng trẻ bị virus tấn công trước khi

vắc-xin có đủ thời gian sinh ra chất kháng để chống lại virus.

Thông thường, vắc xin phòng cúm sẽ có hoạt động hết công suất vào 2 tuần sau khi tiêm. Vậy nên các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng ít nhấ là 2 tuần trước mùa cúm.

Tham khảo bác sỹ trước khi tiêm để biết được loại vắc xin nào phù hợp với con mình. Cũng có thể tham khảo thêm loại vắc xin dưới dạng thuốc xịt nếu con bạn sợ tiêm.

Cho con nghỉ ở nhà khi bé không được khỏe

Đó là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm cúm khi bé đi nhà trẻ hay mẫu giáo.

Giữ tay của bé sạch sẽ

Rất nhiều vi trùng cư trú trên bàn tay bé trong cả ngày. Nên rửa tay cho con bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên, nhất là sau khi bé ăn, sau khi bé ho, hắt hơi, xì mũi hoặc đi vào nhà tắm.

Mẹ nên ho, hắt hơi hay xì mũi vào khăn giấy, không phải dùng tay

Để tránh lây mầm cảm cúm từ mẹ sang con, bạn nên hắt hơi vào khăn giấy. Tránh ho hay hắt hơi vào tay mẹ vì tay mẹ hay phải tiếp xúc với con. Nếu không sẵn khăn giấy, có thể uốn cong khuỷu tay lên và hắt

hơi vào tay áo của bạn. Quay đầu của bạn ra xa chỗ có bé.

Hạn chế cho bé chạm tay vào mắt, mũi hay miệng

Virus gây cúm có thể từ tay bé vào cơ thể qua niêm mạc mắt, mũi và miệng. Cố gắng để bé không chạm tay lên mặt càng nhiều càng tốt. Nếu bạn muốn vệ sinh mặt mũi cho con thì bạn cần rửa tay thật sạch

bằng xà phòng và lau khô trước đã.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều

Khi bé ngủ, nghỉ ngơi và thư giãn, hệ miễn dịch của bé có cơ hội "săn lùng" và tiêu diệt những vi trùng có hại. Thiếu ngủ và mệt mỏi sẽ khiến bé dễ bị cúm tấn công. Các bé cần ngủ nhiều hơn 7-8 tiếng mỗi đêm.

Tránh cho bé tới những đám đông không cần thiết

Một người bị cúm có thể lây bệnh cho bé nhưng phải đến 5 ngày sau, bé mới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu cúm. Tránh cho bé tiếp xúc với những người có triệu chứng giống như cúm hoặc ở những nơi đông người

không cần thiết.

Cho bé ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Rau quả rất cần cho bé trong mùa lạnh, cũng như trong mùa cúm. Các vitamin và chất khoáng được tìm thấy trong rau quả giúp tăng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.

Cho bé vận động ngoài trời

Đừng nghĩ là ra ngoài sẽ khiến bé bị ốm. Trong thực tế tiếp xúc với không khí trong lành, kết hợp với vận động hợp lý sẽ tăng cường sức khỏe cho bé, chống cúm hiệu quả.

Cho bé tránh xa khói thuốc

Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ nhiễm cúm của bé cũng như các bệnh về tim, ung thư.

Nguồn: Internet

Video hot nhất trong tuần

Chuyên đề Liên Quan:

Sinh con
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]