Sinh lý chuyển dạ và những điều cần biết

Chuyển dạ là quá trình cuối cùng kết thúc thai kỳ, quyết định sức khỏe và sự an toàn của mẹ và thai nhi. Đó là quá trình tử cung co thắt và cổ tử cung mở rộng ra để đưa bé ra ngoài.

15.6037

1. Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ

Dấu hiệu nhận biết chuyển dạ

Nếu mẹ bầu là người nhạy cảm và tinh ý, biết cách lắng nghe cơ thể mình thì những tuần trước ngày sinh bạn sẽ dễ dàng nhận ra  1 số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu đừng ngạc nhiên khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ đến khi chuyển dạ thực sự thường kéo dài từ 2 đến nhiều tuần sau đó.

Thai ít hoạt động hơn

Giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung của người mẹ không còn không gian cho bé quẫy đạp như trước, bé sẽ ít hoạt động hơn trước. Nếu mẹ cảm thấy bé không cử động trong nhiều giờ liên tục và đã dùng nhiều cách để kích thích sự trả lời của bé thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ.

Giảm cân

Những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu sẽ giữ nguyên cân nặng. Tuy nhiên càng gần đến ngày sinh thì có hiện tượng giảm cân từ 1-1,4 kg. Đây cũng là chuyện bình thường không có gì đáng lo.

Bị tiêu chảy nhẹ

Nếu bạn ăn uống đảm bảo hợp vệ sinh nhưng vẫn gặp phải hiện tượng tiêu chảy nhẹ khi gần ngày sinh thì hãy coi đây chỉ là một dấu hiệu chuyển dạ thôi nhé! Hệ đường ruột đang tư sục rửa cho chính mình để chuẩn bị cho cuộc sinh thôi mà.

Ra dịch nhớt hồng

Một buổi sáng thức giấc bình thường và bạn nhận thấy có nhớt hồng ở đáy quần lót, dân gian hay gọi “hồng hồng máu cá” thì đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày sinh của bạn đã cận kề. Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.

Vỡ ối

Một số bà bầu vỡ nước ối nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ nào hết. Nếu thời gian này kéo dài từ 24-48 tiếng sau khi màng ối vỡ mà em bé vẫn chưa sinh thì cần đến ngay bệnh viện vì lúc này em bé có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao do không còn màng ối bảo vệ.

2. Quá trình chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ có 3 giai đoạn: giai đoạn cổ tử cung mỏng đi và mở ra, giai đoạn rặn đẻ và giai đoạn sổ nhau.

Giai đoạn một kéo dài vài tiếng, cổ tử cung mỏng và mở rộng đủ cho đầu bé lọt ra ngoài. Giai đoạn này tuyệt đối thai phụ không được rặn. Nếu rặn quá sớm cổ tử cung sẽ bị phù dẫn tới bé khó ra ngoài.

Giai đoạn thứ 2 bắt đầu khi cổ tử cung đã mở trọn vẹn. Bác sĩ sẽ báo hiệu cho người mẹ rặn đẻ. Giai đoạn này thường kéo dài một tiếng. Thai phụ cần phải rặn mạnh và đều kết hợp nghỉ lấy sức.

Nên đọc

Sau những cơn rặn bé sẽ từ từ chui ra ngoài. Bác sĩ sẽ hút nhớt, lau người, cắt rốn. Bé đã trở thành một thành viên trong gia đình bạn.

Giai đoạn cuối cùng là sổ nhau. Khi trẻ sơ sinh ra đời, nhau sẽ bong khỏi thành tử cung, đẩy ra ngoài âm đạo. Bạn sẽ rặn để đẩy nhau ra ngoài. Quá trình chuyển dạ kết thúc.

3. Những biến cố có thể gặp khi chuyển dạ

Chuyển dạ có thể gặp một số biến cố như sa dây nhau, vỡ ối non, băng huyết. Những biến cố này rất nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé, cần được bác sĩ xử lý kịp thời.

4. Cách giảm đau khi chuyển dạ

Một số cách để giảm đau khi chuyển dạ là massage nhẹ nhàng ở lưng và tay, nghe nhạc giảm lo lắng, thở đúng cách, thở nông khi tử cung bắt đầu co và chủ yếu thở bằng miệng. Làm xao lãng bản thân cũng là một cách giảm đau hiệu quả.

Vì quá trình chuyển dạ là rất quan trọng nên gia đình và thai phụ cần phải có hiểu biết về sinh lý chuyển dạ này. Hy vọng bài viết đã cung cấp phần nào thông tin hữu ích cho bạn để chuẩn bị cho việc sinh nở thành công.

Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]