Sinh mổ có thật sự khác biệt?

Trong xã hội hiện đại, các ca sinh mổ diễn ra thường xuyên hơn. Cách sinh này có gì khác biệt?

0
 
Các ca mổ này thường được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân hoặc một phần, để lấy em bé ra. Điều gì tạo ra sự khác biệt giữa sinh mổ với sinh thường, hay sinh con theo “đường thấp”?

Trong những trường hợp nào người ta sẽ tiến hành mổ?

Các bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành mổ lấy thai ra khi em bé ở trong tình trạng phải lấy ra nhanh chóng, có thể là do bác sĩ thấy người mẹ có dấu hiệu suy thai (như nhịp tim thai nhi bất thường), hoặc do người mẹ bị chảy máu quá nhiều.

Một vài tình huống khác cũng khiến các bác sĩ phải tiến hành sinh mổ:

- Em bé có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

- Em bé quá lớn hoặc xương chậu của mẹ quá nhỏ.

- Em bé bị nguy hiểm do trọng lượng ít (sinh non, suy dinh dưỡng nhau thai).

- Nhau thai chặn cổ tử cung.

- Sinh đôi hay sinh ba.

- Tử cung của mẹ đã bị phẫu thuật nhiều lần.

- Trong cơ địa của người mẹ có một loại hoóc môn mà có thể ảnh hưởng đến em bé tại thời điểm sinh.
 
Quá trình sau khi mổ

Những công đoạn sau khi mổ rất khác so với sinh thường. Nếu mổ lấy thai đã được tổ chức gây tê ngoài màng cứng (90% các trường hợp), thì thường bệnh nhân sẽ được truyền dịch trong khoảng thời gian từ 24 đến 48 giờ để duy trì tác động nhẹ của thuốc gây mê. Để tránh các vấn đề về tuần hoàn (viêm tĩnh mạch hay mạch bị tắc), những cử động đầu tiên chỉ được thực hiện sau 24 giờ. Trong số các biến chứng sau phẫu thuật, thì muộn chảy máu là nguy hiểm nhất. Nó khó dự đoán hơn, nhưng may mắn là rất hiếm khi sảy ra. Cũng có trường hợp bị nhiễm trùng vết mổ. Ngày nay, các ca sinh mổ hiện đại, nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn cho các bà mẹ tương lai, trong khi sinh thường thì lâu hơn và khó nhọc hơn.

Mỗi một phụ nữ có thể chịu được bao lần sinh mổ?

Không có quy định nào cho điều này. Trước đây, người ta khuyến cáo phụ nữ không nên vượt quá 3 lần sinh mổ vì tử cung bị rạch ở giữa thì tại chỗ đó các vết sẹo sẽ yếu hơn. Ngày nay, thành tử cung được chọn ở vùng bụng dưới và như vậy sức đề kháng của tử cung là tốt hơn nhiều. Các cơ bụng không bị cắt nhưng chúng bị giãn ra. Còn đối với các biến chứng (chảy máu trong ổ bụng, dính ruột, nhiễm trùng) thường ít khi xảy ra.

Tuy nhiên, việc lặp lại những lần sinh mổ sẽ làm suy yếu tử cung, các vết sẹo thực tế có thể càng ngày càng mỏng và yếu trong những lần mang thai khác. Thực tế, một phụ nữ có thể chịu tới 8 lần sinh mổ, nhưng chỉ nên hạn chế 2 lần.
 
Theo Me&Be
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]