Sợ bẩn – Dấu hiệu bệnh thần kinh

15.5873

 Bệnh sẽ càng chữa khỏi nhanh nếu bạn phát hiện sớm đấy!

Có một lúc nào đó bạn bỗng luôn lo lắng, căng thẳng, cảm thấy bất kỳ thứ gì tiếp xúc với mình đều bẩn thỉu và cần phải gột rửa ngay để giải tỏa được cảm giác ấy. Nếu câu trả lời là có thì bạn đang mắc phải một chứng bệnh tâm lý sợ bẩn, có tỷ lệ 0,3 – 0,5% dân số Việt Nam.

Sợ bẩn là gì?

Sợ bẩn được xem là một biểu hiện của căn bệnh Rối loạn Nghi thức Ám ảnh (tên tiếng Anh là Obsessive-Compulsive Disorder – OCD).

Chứng bệnh này là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính. Dấu hiệu phổ biến là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do phù hợp và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng. Ví dụ như người sợ bẩn thì luôn rửa tay, người sợ độ cao ghét các nhà cao tầng,…

Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ , sợ bẩn ảnh hưởng đến hơn 2% dân số chứng tỏ bệnh này còn phổ biến hơn bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn hoảng sợ. Nó được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm 10 bệnh lý gây ra tàn phế nặng nề nhất trên toàn cầu.

Tuổi vị thành niên dễ mắc bệnh nhất

Bệnh rối loạn ám ảnh thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên hoặc những năm đầu của tuổi thanh niên. 31% số trường hợp có giai đoạn đầu tiên xảy ra ở độ tuổi 10 – 15, 75% phát triển bệnh ở trước tuổi 30.

Sở dĩ bệnh dễ gặp ở độ tuổi này là do đây là thời khắc chuyển giao nhận thức trong định hình và phát triển tâm lý, khiến tinh thần trở nên nhạy cảm với mọi tác động bên ngoài và rất dễ khắc sâu vào bộ nhớ nếu gặp một hiện tượng nào đó gây cảm xúc mạnh. Ngoài ra, ở độ tuổi này còn rất dễ bị stress bởi áp lực từ học tập, thi cử, gia đình… khiến bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn.

Đối với người bệnh vị thành niên, rối loạn ám ảnh thường gây ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập và cuộc sống sinh hoạt của họ. Do tâm lý luôn căng thẳng, lo lắng và bất ổn sẽ khiến bạn khó có thể tập trung vào bài giảng trên lớp. Bên cạnh đó, việc chịu đựng phải đụng chạm mọi thứ ở người sợ bẩn sẽ khiến bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng.

Đối với cuộc sống sinh hoạt, người bệnh sẽ tự tạo một vỏ bọc an toàn cho bản thân, tránh tiếp xúc với mọi thứ xung quanh mình. Lâu dần điều này sẽ hình thành một lối sống tiêu cực, bị bạn bè xa lánh, ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, tâm lý…

Nguyên nhân hình thành bệnh

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do sang chấn tâm lý từ bên ngoài và nội sinh. Bệnh nhân cần phải được điều trị bằng liệu pháp nhận thức hành vi và thuốc (chống trầm cảm, an thần kinh, chỉnh khí sắc).

Tuy vậy, hội chứng ám ảnh là một căn bệnh về tâm thần, không thể giải quyết được ngay lập tức. Ngoài ra, việc chữa khỏi bệnh còn đòi hỏi phải có sự hợp tác và nỗ lực giữa bệnh nhân và gia đình.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sợ bẩn

– Luôn nghĩ mình bẩn dù cho cơ thể chưa tiếp xúc với bất kỳ thứ gì.

– Luôn bị thôi thúc phải rửa tay hoặc tắm liên tục dù cho người bệnh nhận thức điều đó là sai.

– Lo lắng, bồn chồn, bất an, tim đập nhanh, dễ cáu gắt, la hét…

– Kỹ lưỡng, cẩn thận quá mức cần thiết.

BACSI.com (Theo Kenh14)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]