So sánh ba máy ảnh du lịch thời thượng

(PCWorldVN) Ba sản phẩm Canon Powershot G7 X, Fujifilm X-30, Sony RX100 Mark III mà Test Lab thử nghiệm lần này đều thuộc phân khúc cao cấp cho chất lượng hình ảnh cao và nhiều tính năng công nghệ nổi trội.

0

Thiết kế

Ngay từ cái nhìn đầu tiên Canon PowerShot G7 X, trông khá gọn gàng và sang trọng với thân máy màu đen làm bằng hợp kim được sơn phủ với các đốm trắng nhưng cũng rất dễ bám bụi. Thân máy với kích thước nhỏ gọn nhưng cầm trên tay khá chắc bởi máy tương đối nặng so với một chiếc compact (304 gam). Mặt trước của máy ảnh được Canon bố trí một vòng điều khiển có thể tùy chỉnh các thông số và chế độ chụp. Việc chỉnh bằng tay bằng vòng kim loại trên ống kính mang đến những cảm giác thú vị với người sử dụng, tuy nhiên việc điều khiển bù trừ sáng EV đôi lúc gây khó khăn không cần thiết. Màn hình cảm ứng có khả năng lật 180 độ cho phép dễ dàng với việc chụp ảnh selfie (tự chụp ). Màn hình cảm ứng rất nhạy, hữu ích trong việc thiết lập tùy chỉnh trong quá trình quay video nhưng đồng thời màn hình gương có thiết kế lộ ra ngoài dễ gây xước khi sử dụng lâu dài, và cũng dễ bám bẩn nếu không được bảo quản kỹ.

Fujifilm X-30 là chiếc máy được thiết kế chắc chắn và mạnh mẽ với phần thân kim loại nhưng có phần hơi thô một chút. Đây là sản phẩm nặng nhất (384g) so với 2 đối thủ đến từ Canon hay Sony. Nhưng bù lại là sản phẩm mang đến cảm giác chắc chắn khi cầm trên tay với báng cầm. Giống như Fujifilm X10 và X20, X30 với hệ thống nguồn bật/tắt bằng vòng kim loại cùng với khả năng điều khiển zoom hay một số tính năng tùy chỉnh mới được tích hợp xung quanh ống kính. Điều này có thể mang lại nhiều trải nghiệm thú vị với một số người nhưng cũng mang lại khá nhiều phiền toái vì thói quen bị thay đổi. Những đổi mới quan trọng so với thế hệ X20 cũ tập trung vào giao diện tùy chỉnh của máy ảnh với cách điều khiển mới, kính ngắm và màn hình LCD độ phân giải cao. Việc bổ sung kết nối Wi-Fi làm cho X30 trở nên thân thiện hơn với các thiết bị di động, cũng như khả năng chia sẻ hình ảnh trực tuyến. Fujifilm X-30 còn được trang bị kính ngắm EVF công nghệ OLED độ phân giải 2,36 triệu điểm ảnh, cao gấp đôi so với Sony RX100 III.

Ngoài màn hình LCD hiện nay gần như xoay 180 độ và thay đổi vị trí của đèn flash để bổ sung kính ngắm điện tử EVF được bật lên bằng tay thì RX100 III không có gì thay đổi về cách bố trí so với thế hệ trước. Ống kính mới bổ sung thêm tiêu cự và khẩu độ toàn dải zoom (f/2.8) tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cùng phân khúc. Máy vẫn đảm bảo thiết kế thân kim loại gọn gàng để bỏ túi nhưng điều này cũng khiến các nút điều khiển có kích thước nhỏ gây khó khăn trong thao tác tùy chỉnh. Mặt trước khá trơn bóng và không có miếng đệm nên trong quá trình cầm sẽ thấy thiếu chắc chắn, người dùng nên sử dụng dây đeo để đảm bảo an toàn cho máy. Để sử dụng tính năng Wi-Fi với điện thoại thông minh thì cần phải tải về ứng dụng Sony PlayMemories Mobile dành cho cho Android hoặc iOS. Ứng dụng này cho phép điều khiển từ xa và hiệu chỉnh hình ảnh khá ổn, tuy nhiên khả năng kết nối vẫn chưa có tốc độ cao. Cuối cùng, một điểm đáng chú ý là Sony RX100 Mark III đã không còn được sản xuất tại Nhật Bản, điều này có thể làm một số người dùng hụt hẫng nhưng hiện thời thì chưa có gì thay đổi về mặt chất lượng sản phẩm.

Xếp hạng:
Canon Powershot G7 X:
Fujifilm X-30:
Sony RX100 Mark III:

Hình ảnh

Hình ảnh chụp được trên Canon PowerShot G7 X cho màu sắc khá rực rỡ. Những khung hình có độ tương phản cao, dải ánh tần sáng có sự phân chia khá rõ ràng, các chi tiết trong mảng ánh sáng yếu vẫn được duy trì ổn định. Với hình ảnh RAW thì việc khôi phục các chi tiết cũng trở nên dễ dàng hơn. Trong quá trình dùng thử thì việc tốc độ xử lý của máy trong điều kiện ánh sáng phức tạp có hiệu suất không tốt, đặc biệt trong việc xử lý HDR (high dynamic range - ảnh tương phản cao). Đây là điểm thua kém của PowerShot G7 X so với các đối thủ như Sony RX 100 III. Dải ISO của PowerShot G7 X khá ấn tượng với độ nhạy sáng lên đến 12.800 và khả năng xử lý nhiễu và độ sắc nét từ ảnh RAW khá ấn tượng. Chất lượng hình ảnh có chất lượng cao tại ISO 1600, với các mức độ cao hơn thì ảnh bắt đầu giảm sút về màu sắc cũng như độ sắc nét. Ở ISO 125, phạm vi dải tần ánh sáng (Dynamic Range) là 12,4EV, và cảm biến PowerShot G7 X hoạt động tốt ở ISO 1.600 với dải 9,5EV, giảm đi khá đáng kể ở ISO tối đa 12.800.

Sony RX100 III cho chi tiết hình ảnh chi tiết tốt nhất trong 3 máy được thử nghiệm, còn Fujifilm X-30 độ phân giải hơi thấp so với các đối thủ ở tiêu cự 50m. Sony RX100 III cho hình ảnh thu được có màu sắc tốt, với mức độ bão hòa ổn định. Dải tần ánh sáng DRO (Dynamic Range Optimisation) khá rộng với chế độ tự động và ngoài ra người dùng có thể dùng dải bù trừ sáng bổ sung khi chụp chế độ HDR. Độ nhiễu ánh sáng thấp nhất từ ISO 80-800, chất lượng hình ảnh tại đây có độ chi tiết tốt nhất. Tại ISO 1600 thì độ nhiễu bắt đầu tăng lên còn đến ISO 6400 thì hình ảnh bắt đầu mất chi tiết khá rõ. Tự động cân bằng trắng (AWB) cho màu sắc khá ấm dưới ánh đèn vàng, còn dưới ánh đèn huỳnh quang thì màu đỏ tương đối nổi bật. Trong một số thiết lập mặc định, RX 100 III thiếu một chút độ tương phản và độ bão hòa, tuy nhiên người dùng có thể tăng giảm tùy chỉnh để phù hợp theo sở thích của mình.

Còn Fujifilm X-30 nổi bật hơn hẳn các đối thủ trên ở khoảng màu sắc, trong điều kiện ánh sáng ngày độ chi tiết và dải tần ánh sáng cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên hiệu suất của độ nhiễu sáng ISO không cao, phạm vi tốt nhất mà Fujifilm có được là ISO 400 còn trở về sau thì ảnh bắt đầu xuất hiện nhiều các hạt sáng. Dù vậy trong dải ISO 100-400 thì chất lượng ảnh của Fujifilm X-30 lại vượt trội hơn Sony RX100 III hay G7 X của Canon. Thuật toán giảm nhiễu của Fujifilm X-30 có thể thu được kết quả ở một số trường hợp nhưng lại làm giảm chi tiết hình ảnh khá nhiều. Dải ánh sáng DPO của Fujifilm X-30 có phạm vi hoạt động 13,92EV, khá cao ở ISO 100 và con số này giảm xuống còn 9,5EV ở ISO 3200. Tính năng tự động D-Range của X-30 giúp cân bằng phơi sáng trong điều kiện độ tương phản cao, nhưng kể cả tắt chế độ này đi thì độ chi tiết ở vùng sáng và tốt vẫn khá ổn.

Xếp hạng:
Canon Powershot G7 X:
Fujifilm X-30:
Sony RX100 Mark III:

Hiệu suất

Về cơ bản, Canon PowerShot G7 X có khả năng góc rộng của RX100 III và tele của RX100 và RX100 II. Một điểm khác biệt nữa là Canon G7 X có tốc độ chụp nhanh hơn đáng kể so với đối thủ đến từ Sony, đặc biệt là trong việc khóa nét chủ thể. Một điểm sáng của G7 X là máy được trang bị màn hình cảm ứng cho phép người dùng dễ dàng và nhanh hơn trong việc lấy nét. G7 X của Canon sử dụng hệ thống lấy nét tương phản 31 điểm tự động với bộ xử lý Auto Focus (AiAF) cho phép xử lý nhanh với việc chụp tĩnh vật hoặc chân dung, nhưng trong các tình huống ánh sáng thấp thì tốc độ khá chậm ở khung hình tele. Những người quan tâm đến chế độ chụp cận cảnh (Macro) với khoảng cách 5cm ở góc rộng nhất không thực sự ấn tượng. Ở thiết lập khẩu độ lớn nhất là f/1.8 thì hình ảnh thu được không thực sự sắc nét nhưng chiều sâu của ảnh được thể hiện khá tốt.

Khi so sánh các hệ thống AF của RX100 III với các mô hình RX trước, tốc độ lấy nét đã có sự cải thiện nhưng lại đến từ hệ thống ống kính mới với khẩu độ lớn ở một số độ dài tiêu cự, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu. Việc thiếu một màn hình cảm ứng ở phân khúc cao cấp khiến RX100 III thiếu đi sự linh hoạt, nhất là trong việc lựa chọn điểm lấy nét. Đối với các đối tượng chuyển động, tính năng thep dõi tự động Lock-on AF sẽ không hoạt động ở điều kiện ánh sáng yếu, hay quá mạnh, đối tượng quá nhỏ hoặc quá lớn. Về hệ thống đo sáng thì nhìn chung các thiết lập trong RX 100 III cho khả năng chính xác cao bất kể điều kiện ánh sáng. Ảnh Macro có thể được thực hiện ở khoảng cách từ ống kính đến chủ thể tầm 5cm khi chụp góc rộng và 30cm khi sử dụng tele. Sony tuyên bố bộ xử lý BIONZ X hoạt động nhanh hơn 3 lần so với thế hệ cũ, nhưng trên thực tế việc trang bị thêm nhiều tính năng mới như hệ thống ổn định hình ảnh và đã khiến tốc độ không cải thiện bao nhiêu.

Fujifillm X-30 nổi trội với tốc độ tốc độ lấy nét ở chế độ single - AF và xử lý tốt trong các tình huống điều kiện ánh sáng yếu. Tuy nhiên tốc độ xử lý của X-30 cũng không quá xuất sắc trong việc sử dụng Live-View nhất là khi sử dụng zoom. Video chưa bao giờ là sức mạnh của Fujifilm nhưng ở X-30 hãng đã có sự thay đổi khi tăng tỷ lệ khung hình lên 60fps, và tích hợp thêm cổng dành cho microphone ngoài.

Xếp hạng:
Canon Powershot G7 X:
Fujifilm X-30:
Sony RX100 Mark III:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]