Sỏi tuyến nước bọt dễ nhầm ung thư

Sỏi tuyến nước bọt gây tắc nghẽn, làm cứng nền miệng, dễ nhầm với ung thư. Khi sỏi tắc nghẽn lâu, không chỉ gây viêm tấy, áp xe mà còn gây liệt mặt.

15.6088
Sỏi thường gặp ở tuyến dưới hàm hơn tuyến mang tai...

Tổ chức tuyến nước bọt phân bố rộng rãi. Phần lớn các tuyến đều rất nhỏ, chỉ có 3 nhóm lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Sỏi có thể hình thành trong các ống dẫn lớn của 3 tuyến này, đôi khi xuất hiện ở nhiều nơi và có tính chất ở cả hai bên.

Sỏi thường gặp ở tuyến dưới hàm hơn tuyến mang tai, có lẽ do tuyến nước bọt trong tuyến dưới hàm bị các muối canxi bão hòa nhiều hơn. Một số sỏi hình thành trên cơ sở dị vật hoặc vi khuẩn, do viêm nhưng nhiều khi không xác định được nguyên nhân.

Biểu hiện, bệnh nhân thường thấy khối sưng phồng vùng góc hàm hoặc dưới hàm kèm theo đau trong bữa ăn, đặc biệt là ăn chua, sau vài phút lại xẹp xuống. Khi sỏi tắc nghẽn lâu, tuyến có thể bị viêm nhiễm và cứng lên, các túi tuyến bị hủy hoại.
 
Khi các ống dẫn của tuyến dưới hàm, dưỡi lưỡi tắc nghẽn sẽ làm cho nền miệng cứng, thăm khám dễ nhầm với ung thư. Miệng của ống dẫn viêm tấy, áp xe gây sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng góc hàm và dưới hàm, bệnh nhân có thể sốt cao, thậm chí rét run. Tổ chức viêm có thể tạo thành ổ áp xe, gây tổn thương dây thần kinh chi phối hoạt động của các cơ mặt, gây liệt mặt tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Để chẩn đoán xác định sỏi tuyến nước bọt, chiếu X-quang thấy khối mờ và chụp ống dẫn có thể phát hiện ống dẫn bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần. Điều trị bằng phẫu thuật để lấy sỏi.

AloBacsi.vn
Theo ThS Trần Anh - Kiến thức

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]