S&P: Basel III mắc các khuyết điểm nghiêm trọng

Basel III mắc "xung đột về lợi ích" khi để các ngân hàng tự tính toán vốn dự phòng rủi ro.

15.4717
Theo giám đốc điều hành tại cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's (S&P), Stefan Best, quy định mới về vốn ngân hàng toàn cầu hay còn gọi là Basel III ẩn chứa nhiều khuyết điểm lớn. Một trong những khuyết điểm này là cho phép ngân hàng tự tính toán các yêu cầu về vốn dự phòng của họ, điều này gây “xung đột về lợi ích”.

Ông Best cho rằng, các nhà điều tiết nên được trao quyền và có đủ năng lực để đánh giá nhu cầu của mỗi ngân hàng mặc dù điều này không hề dễ dàng do mô hình phức tạp của các ngân hàng. Do đó, ông Best cũng khuyến cáo nên đơn giản hóa phương thức tính toán nhu cầu vốn của các định chế tài chính.

Ngoài ra, việc tính toán yêu cầu dự phòng vốn cần dựa vào sức mạnh kinh tế của riêng từng quốc gia. Ví dụ, các khoản nợ ở Đức cần ít vốn dự phòng rủi ro hơn so với ở các nước đang khủng hoảng tài chính.

Basel III buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng Mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng vào năm 2009.

Năm 2010, các nước G20 nhất trí nên bắt đầu áp dụng Basel III từ ngày 1/1/2013 và triển khai đầy đủ vào năm 2019.

Tuy nhiên, các nhà quản lý Mỹ gần đây đã trì hoãn khung thời gian thực hiện do vấp phải phản ứng của các doanh nghiệp về những khuyến nghị được đưa ra trong Basel III.

Hiệp hội ngân hàng châu Âu mới đây cũng đề nghị Ủy ban châu Âu cho phép các ngân hàng thêm một năm tới 2014 để thực hiện Basel III với lý do hệ thống ngân hàng châu Âu sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh nếu triển khai trước Mỹ.
Nguồn DJNews/Khampha
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]