Sự ảnh hưởng của tư thế ngủ tới tâm lý và tính cách thế nào?

(Sức khỏe) - Đôi khi, tư thế ngủ trở thành nhân tố đe dọa sức khỏe của bạn nếu chúng không thật sự phù hợp.

15.5715

Tư thế ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ, tác động lên hệ tim mạch, hệ hô hấp. Thời gian dành cho giấc ngủ cũng chiếm 1/3 quỹ thời gian trong ngày của bạn.Vì thế, có một tư thế ngủ thích hợp không những khiến bạn thư giãn mà chúng còn góp phần quyết định rằng sức khỏe của bạn có được đảm bảo hay không.

Hãy xem những tư thế ngủ quen thuộc dưới đây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe để bạn có thể chọn ra một tư thế tiện lợi và tốt cho bản thân nhất nhé.

Tư thế ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ.

Nằm ngửa

Nằm ngửa, thân thẳng, hai tay đặt 2 bên cho thấy bạn vững vàng và rắn rỏi, có thể hơi có tính cách “ông chủ”, bướng bỉnh, cố chấp. Nhưng nếu bạn vươn hai tay lên trên đầu, bạn có thể lại là người luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ người khác.

Nằm ngủ ngửa là tư thế tốt nhất cho những người bị đau cổ, lưng vì nó giúp căn chỉnh cột sống, đặt ít áp lực nhất lên dây thần kinh tứ chi.

Nhưng tư thế này cũng có thể khiến bạn dễ ngáy, ngạt thở trong khi ngủ. Ngủ ngửa cũng có thể khiến chứng trào ngược axít nặng hơn khiến bạn khó ngủ. Bạn nên đặt thêm một chiếc gối dưới đầu nếu thấy mình bị các triệu chứng trên.

Nằm sấp

Nếu bạn có xu hướng nằm úp mặt, hai cánh tay dang rộng sang 2 bên, có thể bạn thường cảm thấy mình không có nhiều sự kiểm soát với những gì đang xảy ra trong cuộc sống, hoặc bạn đang trong một quá trình thay đổi, hoạt động quan trọng nào đó. Khi ấy, bạn thường thức dậy với cảm giác lo lắng, hồi hộp về ngày mới vừa đến.

Vì giường không được thiết kế để bạn có thể nằm úp mặt mà vẫn có thể thở được bình thường và cổ giữ thẳng so với sống lưng, thường là bạn sẽ quay cổ sang một bên. Điều này khiến cổ bạn bị căng thẳng, lâu dài sẽ dẫn tới co thắt cơ và đau mãn tính.

Bạn nên giữ mình nằm thẳng trong tư thế nằm nghiêng hoặc ngửa, cổ thẳng là cần thiết nhất để có thể hô hấp đúng cách, cung cấp oxy đầy đủ cho cơ thể.

Nằm nghiêng

Nếu bạn thường khoanh tròn người, nghiêng sang một bên, bạn là người hay lo lắng. Bạn có thể có vẻ ngoài cứng rắn, nhưng nội tâm nhạy cảm. Nếu hai tay bạn đưa ra phía trước, bạn có thể là người cởi mở nhưng có rất nhiều khao khát trong cuộc sống, sẵn sàng chinh phục mọi thứ.

Ngủ nghiêng có thể khiến các dây thần kinh ở cánh tay và chân bị đè ép, dẫn tới bệnh đau nhức mãn tính. Trào ngược axít dạ dày cũng có thể nặng hơn khi ngủ nghiêng, đặc biệt nếu bạn thường nằm nghiêng về bên phải.

Để tránh những vấn đề này, bạn có thể đặt một chiếc gối ôm bên cạnh để hỗ trợ lưng và cổ, bạn cũng có thể đặt một chiếc gới mỏng giữa hai đầu gối để lưng được hỗ trợ nhiều hơn.

Nằm ngủ nghiêng sang bên trái

Nằm ngủ nghiêng sang bên trái sẽ giảm bớt được các triệu chứng của chứng ợ nóng, nhưng nó cũng sẽ tạo ra nhiều áp lực lên các cơ quan nội tạng khác bao gồm phổi, gan và dạ dày.

Người ta cho rằng nằm ngủ nghiêng sang bên trái có thể giảm tối thiểu sự trào ngược axit.

Hầu hết các phụ nữ mang thai được các bác sĩ khuyên rằng nên nằm ngủ nghiêng sang bên trái bởi vì nó sẽ tăng cường sự lưu thông máu, điều đó rất tốt cho cả mẹ và bé.

Nằm ngủ nghiêng sang bên phải

Hơn một nửa dân số Mỹ nói rằng họ nằm nghiêng khi ngủ và mỗi phía lại có một sự khác nhau. Nằm ngủ nghiêng sang bên phải có thể biến tình trạng khó tiêu nhẹ thành chứng ợ nóng tồi tệ. Hầu hết mọi người đều thích nằm nghiêng khi ngủ bởi vì đường hô hấp của họ thông thoáng và dễ thở hơn.

Nằm ngửa, tay đặt ở phía trên

Một số người xem đây là tư thế của sao biển hay của diễn viên múa. Dù bạn muốn gọi nó là gì thì tư thế này cũng tốt cho lưng. Hơn nữa, những người nằm ngửa khi ngủ ít có nếp nhăn hơn vì không có áp lực trên khuôn mặt.

Nằm cuộn như thai nhi

Tư thế bào thai là một trong những tư thế thoải mái nhất nhưng lại được xếp vào vị trí ngủ tồi tệ thứ hai. Hậu quả của tư thế này là gây đau cổ, đau lưng, làm xuất hiện nhiều nếp nhăn trên mặt, chảy xệ ngực, ức chế việc thở sâu.

Ở tư thế ngủ bào thai, do đầu gối và cằm bị đẩy sâu vào ngực nên lưng và các khớp xương của bạn cũng bị ảnh hưởng.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]