Sự cần thiết bổ sung kali khi dùng furosemid để lợi tiểu

15.5971

Đối với người bệnh tăng huyết áp thì furosemid cũng là một trong những thuốc quen thuộc được bác sĩ cho sử dụng. Tuy nhiên, trong điều trị tăng huyết áp thì furosemid không phải là thuốc chính để điều trị mà phải phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác. Đây là một thuốc có tác dụng lợi tiểu mạnh và nhanh, nên ngoài trường hợp tăng huyết áp có tổn thương thận thuốc còn được dùng trong điều trị phù phổi cấp, phù do tim, gan, thận và các loại phù khác…

 Cần bổ sung kali bằng thuốc khi dùng thuốc lợi tiểu.

Khi dùng thuốc, đặc biệt khi điều trị liều cao, tác dụng không mong muốn của thuốc chủ yếu xảy ra (chiếm 95% trong số phản ứng có hại). Hay gặp nhất là mất cân bằng điện giải, điều này xảy ra chủ yếu ở người bệnh giảm chức năng gan và với người bệnh suy thận khi điều trị liều cao, kéo dài. Dấu hiệu mất cân bằng nước và điện giải bao gồm: đau đầu, yếu cơ, tụt huyết áp, chuột rút, khát nước… Vì vậy, cần bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

 Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý khi dùng thuốc này là gây hạ kali huyết. Nếu hạ kali huyết nhẹ có thể không có triệu chứng nhưng nặng sẽ gây yếu cơ, đau cơ, bị chuột rút, táo bón, buồn nôn, nôn; Làm tăng nguy cơ hạ natri máu gây lú lẫn và co giật; Gây rối loạn nhịp tim (từ nhẹ đến nặng)… Điều này thường xảy ra ở người già và/hoặc suy dinh dưỡng, xơ gan kèm phù cổ trướng; bị bệnh mạch vành; suy tim và dùng đồng thời với các thuốc nhuận tràng, thuốc chống nấm amphotericin B, thuốc chữa hen theophyllin… trong những trường hợp trên người bệnh cần kiểm tra đều đặn kali huyết ngay trong tuần bắt đầu điều trị. Và trong quá trình sử dụng furosemid nên bổ sung kali bằng thuốc và ăn các loại thực phẩm giàu kali như chuối, cà chua, cam…

BACSI.com (Theo SKDS)

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]