Sự cần thiết của tầm soát khiếm thính cho trẻ

(SKGĐ) Trẻ sơ sinh bị khiếm thính nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể nghe, nói và phát triển thần kinh tâm lý như người bình thường, nếu không có các triệu chứng khác kèm theo.

0
Hiện có khoảng 30% trẻ điếc bẩm sinh không rõ nguyên nhân, nên không thể loại trừ trường hợp trẻ bình thường vẫn có nguy cơ mắc phải điếc.

Ảnh minh họa

Khi nào trẻ cần tầm soát khiếm thính?

Khiếm thính gây nhiều tác hại khi xảy ra sớm, vì bản chất của việc hình thành tiếng nói là một sự lặp lại những gì trẻ đã nghe. Không nghe được có nghĩa là trẻ sẽ không biết nói.

Vì vậy, tất cả các bé cần được khám tầm soát khiếm thính trong tháng đầu tiên đầu đời. Tốt nhất là được khám trước khi rời bệnh viện. Bé nào không qua được lần khám tầm soát khiếm thính cần phải khám ở chuyên gia thính học không được quá 3 tháng tuổi.

Uu tiên tầm soát khiếm thính cho nhóm trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ nhất gồm:

- Trẻ thiếu tháng (tuổi thai lúc sinh < 37="">

- Trẻ quá ngày (tuổi thai lúc sinh > 42 tuần) và/hoặc già tháng

- Trẻ yếu sau sinh, hoặc nhiễm khuẩn bào thai, hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (có triệu chứng nhiễm khuẩn trước 7 ngày tuổi)

- Trẻ có dị tật bẩm sinh bên ngoài.

Một số nguyên nhân trẻ bị khiếm thính

- Mẹ bị nhiễm Rubella, bị ngộ độc thuốc, dùng thuốc kháng sinh khi mang thai.

- Người mẹ có tiền căn sẩy thai.

- Do di truyền

- Khoảng 30% không rõ nguyên nhân.

Nhóm trẻ có nguy cơ cao

- Trẻ sinh non hoặc sinh già tháng

- Những trẻ chậm nói, nói ngọng, ít nhạy hoặc không có phản ứng với những âm thanh lớn xung quanh

- Trẻ mắc các dị tật bẩm sinh

- Trẻ có mẹ có tiền căn sẩy thai, mẹ nhiễm Rubella, ngộ độc thuốc khi mang thai.

Tầm soát thính giác cho trẻ sơ sinh là một việc dễ làm, có thể tầm soát ngay những ngày đầu sau sinh, sẽ phát hiện sớm tình trạng khiếm thính ở trẻ và có biện pháp hỗ trợ kịp thời. 

Các phương pháp tầm soát tầm soát khiếm thính cho bé

1. Kiểm tra bằng máy thính lực

Trước kia, việc kiểm tra này chỉ được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa. Ngày nay, việc kiểm tra khiếm thính sơ sinh có thể được thực hiện ngay tại các cơ sở sản khoa và chăm sóc sơ sinh. Có hai loại máy kiểm tra thính lực:

- Máy đo ốc tai (OAE): sử dụng phương pháp đưa kích thích âm vào tai của bé và đo âm truyền đến tai giữa. nếu tai giữa có bất thường, âm ốc tai sẽ không đo được. Phương pháp OAE không hoàn toàn chính xác và lệ thuộc vào một số điều kiện kỹ thuật.

- Máy đo điện thân não (ABR): đưa kích thích âm đến tai, kế đó đo các sóng điện đáp ứng sớm của thân não. Đây là phương pháp đo thính lực đơn giản, ít mất thời gian và có độ chính xác cao, hiện đang được sử dụng tại bệnh viện Hùng Vương.

2. Sử dụng giọng nói

Cho bé nghe một giọng nói gồm nhiều âm đơn giản ở một khoảng cách đến tai nhất định. Nếu bé không có biểu hiện gì là đã nghe các âm đơn giản trên thì cần đưa bé đến kiểm tra thính lực tại các bệnh viện chuyên khoa. Phương pháp này có khuyết điểm là có thể cho kết quả dương tính giả (nghi ngờ khiếm thính trong khi bé bình thường) gây tâm lý lo lắng cho gia đình và phải tốn nhiều công kiểm tra kết quả. 

Hạnh Dung

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]