Sự khác biệt chênh lệch giữa các nước mới nổi

Brazin, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng quan niệm của những nước mới nổi (BRIC) đối với ngoại thương lại rất khác nhau.

15.5832

CôngThương - Năm 2004, Jim O’Neill, nguyên là nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs đã đưa ra khái niệm BRIC (viết tắt tên 4 nước mới nổi là Brazin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốcc) trong công trình nghiên cứu về tương lai tăng trưởng của nền kinh tế thế giới đến năm 2050. Từ đó, các nước BRIC thường hay được nói tới, đó là những nước có tỷ lệ tăng trưởng cao đã cày xới, làm đảo lộn địa lý truyền thống của nền kinh tế thế giới.

Nghiên cứu này đã đề cập tới sự giảm sút tầm quan trọng về kinh tế của các quốc gia phát triển công nghiệp phương tây. Nhưng phương tây đã để mất nhiều thời gian cho đến khi chấp nhận vai trò mới của các nước mới nổi.  Đành rằng các nước G7 tại Hội nghị thượng đỉnh về kinh tế thế giới được tổ chức hàng năm từ lâu đã mở rộng cửa, kết nạp thêm 1 thành viên, thành G8. Nhưng động cơ chủ yếu cho quyết định này không phải vì vai trò, ý nghĩa về kinh tế của nước Nga. Nền kinh tế Nga đã bị tổn thương nặng nề sau khi Liên Xô sụp đổ. Sự kết nạp Nga vào G8 chẳng qua chỉ là một sự an ủi đối với nước Nga từng là siêu cường nay sa sút về chính trị,  đồng thời đây cũng là một biện pháp để ràng buộc nước Nga về chính trị. 

Khái niệm BRIC đề cập đến tính thống nhất giữa 4 quốc gia mới nổi, nhưng đó là điều mà trong thực tế không hề có. Các nước này khác nhau về chính trị và kinh tế: Nga từng là nước xã hội chủ nghĩa, giàu tài nguyên và có chế độ lãnh đạo toàn trị. Trung Quốc trên danh nghĩa vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa và cũng là một xã hội toàn trị, chuyên chế không kém gì nước Nga, thời gian qua đã trở thành nhà vô địch thế giới về xuất khẩu. Ấn Độ là nước có thể chế dân chủ, nhưng thực tế lại là chế độ gia đình trị, bán phong kiến và có một nền kinh tế mạnh thiên về dịch vụ. Brazin sau 20 năm thống trị của chế độ độc tài quân sự từ năm 1984 đã trở thành một quốc gia dân chủ, giàu có về tài nguyên.

Mãi cho đến sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, câu lạc bộ của các đại gia này mới mở cửa cho Trung Quốc, Ấn độ, Indonesia và quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới Ả rập Saudi cùng nhập hội. Đến khi Hoa Kỳ và châu Âu cảm nhận rõ sự suy thoái kinh tế toàn cầu sau vụ phá sản của ngân hàng Lehman năm 2008 thì tình trạng lỗi thời này mới chấm dứt vàG8 đã mở rộng thành nơi hội tụ của G20.

Hãy cùng tìm hiểu các nước này khuyến khích ngoại thương của mình phát triển như thế nào.

Cách đây không lâu, bản báo cáo mới về  Global Enabling Trade Reportđã được công bố.  Từ năm 2008, Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (WEF) quyết định công bố tài liệu này 2 năm/lần. Tư tưởng chủ đạo ở đây là: các nước có chính sách cởi mở đối với xuất, nhập khẩu và chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch góp phần cải thiện phân công lao động đối với nền kinh tế thế giới và về lâu dài sẽ cải thiện sự thịnh vượng quốc gia cũng như quốc tế như thế nào.

Để làm được điều nàyWEF đã xếp hạng tổng cộng 132 nước trên cơ sở cái gọi làEnabling Trade Indexes (ETI), chỉ số tạo điều kiện cho thương mại phát triển lại dựa trên 4 chỉ tiêu phụ: thâm nhập thị trường (phục vụ nhập và xuất khẩu), hoàn thành thủ tục ở biên giới (tính hiệu quả của cơ quan hải quan, thủ tục nhập và xuất khẩu, tính minh bạch), hạ tầng cơ sở về vận tải và viễn thông cũng như môi trường kinh doanh (sự điều tiết, can thiệp và độ an toàn). Thứ hạng trên bảng danh sách này về khía cạnh nào đó cũng là chỉ tiêu phản ảnh chất lượng của chính sách kinh tế và ngoại thương của nhà nước.

Điều đáng chú ý là, các nước BRIC, tuy có vai trò quan trọng mang tính toàn cầu, nhưng lại không ở thứ hạng cao. Bảng thứ hạng này giới thiệu những nước có tỷ trọng ngoại thương cao so với năng lực của nền kinh tế nước đó. Những nước đứng đầu bảng là Singapore, Hong Kong vàLuxembua; một số nước nhỏ khác nhưNewzealand, Hà Lan, Thụy Sỹ, Canada cũng như các nước Bắc Âu. Nước lớn có thứ hạng cao nhất là Anh, Đức vẫn được coi là vị trí hàng đầu.

Việc các nước phát triển có thứ hạng cao cũng là điều đương nhiên bởi họ có trình độ phát triển cao nên bộ máy hành chính và hạ tầng cơ sở về giao thông vận tải và viễn thông của các nước này cũng  có chất lượng cao.Các nước nhưSingapore và Hong Kong cách đây nửa thế kỷ còn là những nước đang phát triển nay đứng ở đầu bảng xếp hạng, điều này cho thấy, nước nào có quan niệm tích cực đối với thương mại thì về lâu dài nước đó  sẽ thịnh vượng.

Thứ hạng của các nước BRIC: Trung Quốc: 57, Brazin: 84, Ấn Độ: 100 và Nga: 112. Bảng xếp hạng này cho thấy tương lai kinh tế của các nước BRIC. Theo dự báo, các nước này sẽ có tầm quan trọng về kinh tế ngày càng lớn hơn, điều này không phải là một sự  tình cờ, ngẫu nhiên mà chủ yếu nhờ chất lượng chính sách kinh tế và ngoại thương của nhà nước.

Trong số các nước BRIC, Trung Quốc có thứ hạng cao nhất. Điều nổi bật nhất của Trung Quốc là hệ thống dịch vụ vận tải có năng lực và chất lượng cao. Trong những năm qua, nước này đã đầu tư rất nhiều cho hạ tầng cơ sở giao thông vận tải và còn có thể tiếp tục mở rộng hơn nữa. Các thủ tục xuất nhập khẩu khá hiệu quả, các khoản lệ phí đối với xuất khẩu thuộc diện thấp nhất thế giới. Tuy nhiên thuế nhập khẩu lại quá cao, bình quân là 12% - điều này bị coi là tiêu cực.

  

Trong các nước BRIC, Trung Quốc ở vị trí 57 - là nước khá nhất

Kế tiếp là Brazin. Tuy Brazin có vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu nguyên liệu và nông sản nhưng các chuyên gia WEF lại nhận thấy Brazin thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch khá mạnh mẽ. Thuế hải quan của Brazin cũng tương tự như Trung Quốc, nhưng bộ máy hải quan hoạt động kém hiệu quả, phí xuất và nhập khẩu khá cao. Hạ tầng cơ sở giao thông vận tải cần phải nâng cấp hơn nữa, môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề vì tội phạm hình sự.

2 năm qua, môi trường kinh tế ở Ấn Độ đã trở nên tồi tệ nên tụt xuống hạng 100. Chuyên gia WEF đặc biệt phàn nàn về những thiếu sót trong việc bảo vệ quyền sở hữu, về nạn tham nhũng, những tác động không được phép vào những quyết định của chính phủ và tòa án cũng như rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài và các nhà nhập khẩu. Thuế hải quan trung bình là 13%, đối với nông sản thậm chí là 42%. Tài trợ thương mại và khả năng vận chuyển đường sắt ở Ấn Độ là những điều được khen ngợi hơn cả.

Trong số các nước BRIC, Nga đứng ở thứ hạng thấp nhất. Nguyên nhân chính vì thuế hải quan cao, cấu trúc  không rõ ràng, phức tạp, thủ tục hải quan nhiêu khê,  quan liêu, quy định về môi trường và đối xử với nhà đầu tư nước ngoài  không tốt. Hy vọng với việc Nga ra nhập WTO trong năm nay, những vấn đề nói trên ít nhiều sẽ được cải thiện.

  

Nga có thứ hạng kém nhất do thuế hải quan cao, thủ tục hải quan rườm rà, kém hiệu quả

Những vị trí khác nhau trên bảng thứ hạng cho thấy, trong tương lai, các nước BRIC còn tiếp tục có sự khác biệt. Tuy ở cả 4 nước nói trên trong những năm qua đã hình thành tầng lớp trung lưu mới ngày càng đông đúc hơn, họ là những người tạo ra sức mua, làm tăng cầu  và tầng lớp này tạo nên lực lượng lao động chất lượng cao; nhưng do có sự khác nhau về chất đối với chính sách kinh tế của nhà nước nên các nước BRIC sẽ đi theo các con đường phát triển khác nhau, nếu tình hình hoàn toàn không được cải thiện.

Các nước BRIC còn phải thực hiện nhiều cải cách để tạo nên bầu không khí cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của mình để các doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh toàn cầu. Cũng lưu ý thêm rằng, về sự mở rộng thị trường thì tất cả các nước BRIC đều nằm ở 1/3 phía dưới của bảng xếp hạng: Trung Quốc thứ 97, Brazin: 101, Nga: 125 và Ấn Độ:130.

Việt Phương Theo Wiwo

baocongthuong.com.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]