Suy thận mãn phải hạn chế ăn đạm

15.5981

Dinh dưỡng trị liệu đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề điều trị bảo tồn suy thận mãn.

Mức độ hạn chế chất đạm tùy theo mức độ suy thận của bệnh nhân, trung bình khoảng 0,6g chất đạm/kg cân nặng/ngày.

Lượng đạm này nên được chia nhỏ thành 4 – 5 bữa ăn trong ngày và phải tính cả đạm động vật lẫn đạm thực vật. Nên chọn các loại đạm có giá trị sinh học cao, có nghĩa là phải cung cấp đầy đủ và cân đối 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể.

Loại đạm có giá trị sinh học cao là các loại trứng, sữa, thịt bò, thịt heo nạc. Bệnh nhân suy thận có thể áp dụng chế độ ăn chay có trứng và sữa.

Khi thận đã bị suy không thể loại bỏ được lượng nước dư thừa gây giữ nước trong cơ thể. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân bị sốt hay tiêu chảy hoặc nôn ói, cần cung cấp nhiều nước hơn.

Người bệnh suy thận nên chọn trứng gà cho bữa ăn của mình. Ảnh:ANTD

Khi bệnh nhân bị sốt, có thể cung cấp thêm cho bệnh nhân 100ml nước mỗi khi cơ thể tăng thêm 1oC ngoài nhiệt độ nền là 37oC.

Ngược lại trong trường hợp bệnh nhân bị phù nhiều, lượng nước uống phải ít hơn, lúc này chỉ nên cung cấp còn khoảng 2/3 lượng nêu trên…

Bệnh nhân suy thận mãn nên áp dụng chế độ ăn nhạt, đặc biệt khi có phù, cao huyết áp, suy tim.

Muối chỉ cung cấp từ 1 – 2g/ngày (khoảng 1/3 thìa cà phê muối), không ăn nhiều bột ngọt, bột canh, gia vị vì tất cả các loại này đều chứa nhiều natri, hàm lượng natri tối đa cho phép trong khẩu phần phải nhỏ hơn 2.300mg mỗi ngày.

Người suy thận mãn phải tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều kali, đặc biệt là các loại trái cây nhiều kali như lựu, mít, cam, chanh, bưởi,  chuối, đào, nho, dâu, dừa, cam và nước cam ép, các loại dưa, quả mơ, kiwi.. cũng như các loại hạt trái khô như nhãn khô, vải khô, hạt điều, hạt dẻ, hạt đậu phụng, chocolate, cà phê…

Các loại rau quả tươi phần lớn đều chứa nhiều kali. Đặc biệt là các loại rau dền, rau muống, rau mồng tơi, nấm, củ cải trắng, đậu cove, su hào, khoai tây, cà chua, khoai lang.

Nếu muốn sử dụng các loại rau trên thì nên cắt nhỏ ngâm nước rồi đem luộc từ 2 – 3 lần mới ăn,  đồng thời bỏ nước luộc rau chỉ lấy xác.

Có thể sử dụng các loại ít kali như các loại rau quả họ bầu bí, susu, mướp, súp-lơ, bông cải xanh cũng như các loại trái cây ít kali như lê, quýt, vú sữa, dưa hấu, táo và nước táo ép, nước quất ép, mía, mận, dứa.

Hàm lượng kali tối đa mà bệnh nhân suy thận mãn có thể cung cấp là 1.500 – 2.000mg/ngày…

BACSI.com (Theo Bee)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]