Tác dụng chữa bệnh của cá quả (cá lóc)

Theo Đông y, cá quả (cá lóc) có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm, chữa phụ nữ ít sữa, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh vì dễ hấp thu....

15.5622

Theo Báo Đất Việt, cá quả, cá chuối (tên gọi ở miền Bắc) hay cá lóc (miền Nam), cá tràu (miền Trung) có giá trị sử dụng cao trong thực phẩm. Trong 100 gr phần ăn được của cá quả có 18,2% protid, 2,7% lipid, 90 mg% muối canxi, 2,2 mg% sắt và cung cấp cho cơ thể 100 calo.

Cá quả được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là lệ ngư, vị ngọt, tính bình, có tác dụng trừ phong, tiêu thũng, hạ hỏa, chống viêm. Kinh nghiệm dân gian thường dùng cá quả dưới dạng thức ăn - vị thuốc trong những trường hợp sau:

Chữa mồ hôi trộm: Cá quả 100 gr, rửa sạch nhớt bằng nước sôi, lóc lấy thịt, thái nhỏ, rán cho vàng thơm, nấu với 400 ml nước còn 100 ml, thêm muối cho đủ đậm, cho trẻ ăn cả cái lẫn nước trong một ngày. Dùng ba ngày.

Chữa phù thũng ở trẻ nhỏ (cam sũng): Cá quả một con làm sạch, chỉ lấy thịt, nấu nhừ với lá bìm bìm non hoặc lá dâu non 50 gr, bí đao hoặc hành trắng 50 gr. Ăn trong ngày đến khi đi tiểu được và nhẹ mặt.

Chữa lở ngứa kinh niên, lâu ngày không khỏi: Cá quả một con làm sạch, mổ bụng, bỏ hết ruột, nhồi đầy lá ké đầu ngựa vào, buộc chặt, rối lại lấy lá ké đầu ngựa bọc xung quanh, đốt lửa cho đến khi lớp lá ké cháy hết thì gỡ bỏ lá. Thái nhỏ thịt cá, ướp gia vị và muối đủ đậm, ăn hết trong một ngày. Dùng từ hai đến ba ngày.

Cá quả (cá lóc) là vị thuốc quý chữa bệnh

Chữa thận hư nhiễm mỡ: Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam cho hay: cá lóc 1 con (250 g) bỏ ruột, nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết một lần

Chữa trĩ: Cá lóc (200g) trát đất xung quanh rồi lùi vào đống lửa. Khi thấy đất khô cứng, nứt nẻ là cá đã chín. Bóc bỏ lớp đất, bỏ ruột để ăn với lá dấp cá và các loại rau thơm khác như ngò tàu, rau quế, húng chanh.

Bổ nguyên khí, thông tiểu: Cá lóc 1 con (400g), đông quỳ tử (24g), hồng sâm (9g), hoài sơn (30g), sinh hoàng kỳ (30g), lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Cho nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được.

Thanh nhiệt, điều hòa dạ dày, tiêu thũng: Cá lóc 1 con (250g), đậu đỏ (50g), vỏ bí đao (30g). Cho vỏ bí đao vào bụng cá rồi nấu với đậu đỏ đã nấu chín, sau 30 phút là dùng được. Ngày dùng 2 lần, ăn cả cái lẫn nước.

Chữa tiểu rắt, nóng đầu ngọc hành, nước tiểu ít và vàng: Cá lóc 1 con ( 500g), giá đậu xanh (150g), cà chua (100g), me (70g), gia vị vừa đủ. Thịt cá lóc thái mỏng ướp gia vị; phần đầu và xương luộc lấy nước bỏ bã, nấu chung với các thứ trên. Trái me hoặc lá me giã nhuyễn lấy nước cho vào canh. Nấu chín, thêm gia vị ăn với cơm. Ngày ăn 2 lần trong 1-2 tuần.

An thần, sinh tân nhuận phế, kiện tỳ, dưỡng trí: Cá lóc 1 con (500g), táo đỏ (10 quả), táo tây vỏ đỏ (2 quả), gừng tươi (2 lát), gia vị, dầu thực vật. Cá rán với gừng cho thơm. Táo tây gọt bỏ vỏ, hạt; thái miếng nhỏ. Táo đỏ bỏ hạt. Nấu nước sôi rồi cho tất cả vào, tiếp đến là táo. Nước phải ngập các thứ trên. Đậy kín, nấu 2 tiếng. Cho gia vị, ăn nóng.

Bổ não, tăng trí nhớ, chữa các bệnh đau đầu, hay quên: Cá lóc (500g) rửa sạch để ráo, khứa xéo trên thân cá rồi ướp gừng, xì dầu, tương hột, tiêu bột. Hấp cách thủy 2 tiếng ăn với cơm.

Dưỡng huyết, chữa tiểu ra máu do tỳ hư: Cá lóc (250g) thái mỏng, lá tỏi cắt đoạn hầm nhừ, nêm gia vị, chia 2 lần ăn trong ngày...

Thuốc tham khảo: Vitamin E 400mg

- Phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin E
- Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da
- Điều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]