Tác dụng chữa bệnh của cây gai

Cây gai được dùng lấy sợi làm lưới đánh cá, dùng lá làm bánh ăn và lấy rễ để làm thuốc chữa bệnh với tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi tiểu, an thai.

15.5934

Cây gai chữa bệnh

Theo Thanh niên, cây gai được trồng ở nhiều nơi để lấy sợi hay lấy lá. Lá được dùng làm bánh gai ăn rất ngon; còn sợi trước đây hay dùng làm dây gai và được dệt làm lưới đánh cá. Cây cao chừng 1-2 m, lá lớn mọc so le hình trứng, dài 5-15 cm, rộng 4-8 cm, mép lá có răng cưa, gốc lá tròn hay hình quả tim, đầu lá nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng ngả bạc, cuống lá có lông mềm. Cụm hoa thành túm vây ở kẽ lá.

Theo Đông y, lá gai có vị ngọt, tính hàn, không độc. Lá có tác dụng giải nhiệt, tán ứ, chữa đơn độc, thông các chứng lâm (đi đái dắt) chữa sang lở, thông tiểu tiện. Thường rễ và lá được dùng làm thuốc. Rễ gai có tác dụng lợi tiểu, an thai, dùng chữa lâm lậu, thoát giang, ruột bị phong, đại tiện ra máu, bị chấn thương có ứ huyết, phong thấp tê bại, bạch đới hay xích đới. Ngoài ra còn chữa đái ra máu, hậu môn sưng đau, viêm tử cung.

Một số đơn thuốc thường sử dụng

Với phụ nữ có thai bị đau bụng ra huyết, nguy cơ sẩy thai ở vùng quê, thì có thể dùng rễ cây gai mới hái, hoặc phơi khô (30 gr) đem sắc (nấu) với 600 ml nước, nấu cô đặc lại còn 1/3 lượng nước thì ngưng và chia làm 3 lần bằng nhau uống trong ngày. Thường uống 1-2 ngày sẽ thấy có hiệu quả.

Cũng trong trường hợp trên, dùng rễ gai 2 phần, cành tía tô 2 phần và 1 phần ngải cứu (mỗi phần chừng 4 gr). Đem tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc với 400 ml nước, nấu cô lại còn 1/4 lượng nước dùng một lần trong ngày. Nếu có rỉ máu thì thêm 10 gr lá huyết dụ. Hoặc dùng cách khác, rễ gai tươi 4 phần, lá ngải cứu 1 phần, tía tô 1 phần (mỗi phần chừng 12-13 gr) nấu nước uống trong ngày.

Với phụ nữ bị sa tử cung dạng nhẹ, có thể dùng rễ gai khô 30 gr sắc với 600 ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3-4 ngày.

Trường hợp nước tiểu trắng đục như nước vo gạo, có thể dùng rễ gai 30 gr, rau dừa nước và vị thuốc thổ phục linh (mỗi thứ 20 gr), đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ (mỗi thứ 16 gr). Cho tất cả vào ấm đất cùng với 1 lít nước, nấu cô lại còn 1/4 lượng nước thì dừng lại, chia 2 lần uống trong ngày.

Nếu đi tiểu ra máu thì lấy 20 gr lá gai đem nấu nước uống trong ngày. Còn để chữa mụn nhọt, giảm sưng đau, ngừa mưng mủ thì lấy rễ gai và rễ vông vang (2 thứ lượng bằng nhau) đem giã nát, dùng (đắp lên) trong vòng 1-2 ngày.

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, cây gai hỗ trợ chữa đái dắt do nhiệt: Rễ gai 30g, mã đề 30g, hành tươi 3 nhánh, sắc uống ngày 1 lần. Uống 3 - 5 ngày.

Cầm máu vết thương nhẹ: Lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, băng lại có tác dụng cầm máu tốt.

Trị người nóng, tiểu tiện đỏ do nhiệt: Rễ gai 20g, lá cây cối xay 20g, nhân trần 15g, cát căn 10g, nước 400ml. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đun sôi kỹ, dùng uống thay trà trong ngày. Dùng 5 - 7 ngày.

Tham khảo thuốc: Vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]