Tác dụng chữa bệnh của cây tre

Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách "Danh y biệt lục".

15.5827

Các vị thuốc từ cây tre

1- Trúc diệp: chỉ lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre. Có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Thường dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Tác dụng của lá bánh tẻ và lá non còn cuộn tròn (búp tre) tương tự như nhau, nhưng khi chữa các bệnh nhiệt ở phủ vị thường dùng lá, còn khi chữa bệnh nhiệt ở tạng tâm thường dùng búp.

2- Trúc lịch: là vị thuốc chế bằng cách chặt tre tươi, cắt thành từng đoạn, nướng lên và vắt lấy nước. Hoặc uốn cong cây tre non ngay tại bụi tre, phạt ngọn, buộc cọc ghìm vào miệng bình, lấy đuốc lửa đốt phần giữa, nước cốt - trúc lịch sẽ chảy dần vào bình. Có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, định suyễn. Dùng chữa đàm nhiệt khái suyễn (hen suyễn do đờm nhiệt), trúng phong hôn mê, kinh giản, điên cuồng.

3- Trúc nhự (tinh tre): là vị thuốc chế bằng cách cạo bỏ vỏ xanh bên ngoài của cây tre, sau đó cạo lớp thân bên trong thành từng mảnh hay sợi mỏng. Có tác dụng thanh hóa nhiệt đàm, trừ phiền chỉ ẩu (chống nôn). Dùng chữa ho đờm vàng đặc, bồn chồn mất ngủ, nôn mửa ...

Các bài thuốc trị bệnh, món ăn từ cây tre

Thanh niên cho biết, việc dùng tre đặc trị những bệnh nan y cần sự bào chế công phu của thầy thuốc. Đồng thời giới thiệu một số phương thuốc trị bệnh hoặc món ăn tốt cho sức khỏe từ tre dễ áp dụng.

-Măng tre (trúc tử) là món ăn khoái khẩu thông dụng của người Việt. Ăn măng thường xuyên cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, tim mạch và giải độc.

-Măng và ruột tre non nấu vịt cùng tương đậu mèo, được gọi là món “Vịt chưng tương truyền chủng”, ăn vào tăng khả năng có con ở người hiếm muộn.

-Măng tre cùng xuyên bá mẫu, tử uyển… dùng trong bài “ôn phế chỉ khái” đặc trị được bệnh viêm amidale, ho.

-Măng tre phối hợp với xuyên khung, tiếp cốt thảo… cũng là phương “thiện trị thương khẩu bất hiệp” và bỏng nặng.

-Các thang thuốc “thiện trị” phụ khoa như “Hoàng hoa chỉ thống”, “Hoàng hoa bảo sản”, “Hoàng hoa dương xuân”… đều có măng tre.

-Măng tre vừa nhú gọi là “trúc nữ”, là món ăn tuyệt vời cho nữ giới. Dùng “trúc nữ” hầm với dương nhục (thịt dê) hoặc lao nhục tử (thịt bê), phụ nữ ăn vào phơi phới lòng xuân, rất tốt cho tâm sinh lý.

-Cơm lam không chỉ là món ăn lạ miệng, nó cũng là món ăn chữa bệnh. Ăn cơm lam khỏe người hơn cơm thường và bài trừ được lam chướng, là do ruột ống tre tiết ra một chất gọi là “trúc nhự” ngấm vào cơm. “Trúc nhự” có tác dụng “điều quân khí mạch, điệu huyết dưỡng vệ”, làm kinh mạch điều hòa, khí huyết thông suốt, da dẻ tươi tắn.

-Trong gốc tre già còn có “trúc bội”, đó là cái mắt nằm dưới mặt đất. “Trúc bội” được dùng để bào chế thuốc trị chứng tê mỏi ống xương chân cho phụ nữ, kể cả khi chân nặng như chì với gót chân đau nhức không đi đứng được.

Cây tre và vị thuốc trúc nhự

Sức khỏe và đời sống cho hay, theo Đông y, trúc nhự vị ngọt hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, chảy máu cam, an thai…

Một số phương thuốc trúc nhự chủ trị:

Trị viêm đại tràng mạn tính thể táo: Trúc nhự 8g, sài hồ 12g, đương quy 12g, nhân trần 12g, chi tử (sao) 12g, vỏ cây khế 12g, đảng sâm 12g, chỉ thực 12g, thương truật 12g, bạch thược 12g, táo nhân (sao đen) 12g, cúc hoa 8g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng liên tục 5 ngày.

Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng: Trúc nhự 12g, lá tre 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 8g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.

Chữa cảm cúm, ho đờm vàng, người bứt rứt khó chịu: Trúc nhự 8g, sài hồ 8g, phục linh 12g, mạch môn 12g, sinh khương 10g, bán hạ 6g, hương phụ tử 8g, cát cánh 8g, trần bì 10g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng 3 - 5 ngày.

Trị ho do phế nhiệt, biểu hiện như ho có đờm dày màu vàng: Trúc nhự, hoàng cầm, qua lâu mỗi vị 12g sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.Trị nôn khi mang thai: Trúc nhự 6g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, ý dĩ 12g, trần bì 8g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày.

Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp: Trúc nhự 16g, mạch môn 16g, sắc uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]