Tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe của thảo dược mà chúng ta hay dùng

Khi gặp các vấn đề rắc rối về sức khỏe như mất ngủ, kiệt sức, suy giảm trí nhớ… rất nhiều người tìm đến các loại thảo dược, sản phẩm bổ sung để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, các sản phẩm này mặc dù có hiệu quả trong việc củng cố sức khỏe cho bạn nhưng bên cạnh đó, nếu dùng không đúng chỉ định hoặc liều lượng sẽ có thể dẫn đến các tác dụng phụ không có lợi cho cơ thể.

15.6228

1. Dầu cá

Tác dụng:

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ ung thư.

Tác dụng phụ có thể có:

Ợ nóng, ợ nóng và tiêu chảy.

Viên nén dầu cá là một nguồn bổ sung lượng axit béo omega-3 tuyệt vời. Đây chính là lý do tại sao dầu cá có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dầu cá còn giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL), tăng lượng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Vì thế, dầu cá có thể giúp bạn tránh nguy cơ bị đột quỵ.

A xít béo omega-3 trong dầu cá còn bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi bị ung thư, ức chế tăng trưởng tế bào không mong muốn và tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn ngừa 3 căn bệnh ung thư phổ biến nhất là ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt.

Dầu cá tốt cho phụ nữ khi mang thai vì có DHA giúp phát triển mắt và não của em bé. Nó còn giúp tránh sinh non, ngừa nguy cơ trẻ sinh ra bị nhẹ cân và sẩy thai.

Tuy nhiên, bổ sung nhiều dầu cá có thể làm tăng tính axit và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, khó chịu, hơi thở có mùi tanh… Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể giữ lạnh dầu cá trước khi uống hoặc dùng nó với thực phẩm khác. Trong trường hợp có những phản ứng nghiêm trọng thì cần đi khám ngay.

2. Cao khô (Ginkgo Biloba)

Tác dụng:

Tăng cường trí nhớ.

Tác dụng phụ có thể có:

Nhức đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa và có nguy cơ gây ngộ độc.

Ginkgo biloba là cao chiết từ lá bạch quả, có 24% flavonoid (ginkgo glycosid) và 6% ginkgolid biloba. Ginkgo biloba được bào chế thành thuốc ở dạng viên nén hoặc dung dịch uống, dung dịch tiêm… Cao khô được cho là có tác dụng tăng cường tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của não khi thiếu oxy, chống ôxy hóa gốc tự do và được coi là chất bảo vệ thần kinh, dẫn truyền nơron.

Tuy nhiên, loại thuốc này có khả năng chống kích hoạt tiểu cầu nên nó có tính chất làm loãng máu. Vì vậy, loại thuốc này có thể gây nguy hiểm cho bất kì ai đang dùng thuốc làm loãng máu, nhất là những người cần làm phẫu thuật. Thêm vào đó, hạt bạch quả liệu có chứa một lượng lớn các chất độc có khả năng gây chết người. Nếu bạn là người thích loại hạt này, không nên ăn nhiều quá vài hạt/ngày để giảm nguy cơ ngộ độc.

3. Nhân sâm

Tác dụng:

Tăng cường năng lượng.

Tác dụng phụ có thể có:

Tim đập mạnh và tăng huyết áp.

Một vài năm trở lại đây, nhân sâm được sử dụng rộng rãi với mục đích tăng cường năng lượng một cách tự nhiên. Nhân sâm ảnh hưởng đến thụ thể hormone trong não bằng cách kích thích sự tiết nội tiết tố thượng thận và kết quả là tăng năng lượng.

Saponin trong nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá trình này bị rối loạn. Nhân sâm cũng có tác dụng tăng hoạt động của trí óc và tăng năng lượng cho cơ thể, chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Nó có thể chống lão hóa, cải thiện chức năng của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.

Tuy nhiên, chính vì có tác động làm hưng phấn vỏ não mà nó có thể dẫn đến nhịp tim đập nhanh và mạnh hơn. huyết áp tăng vọt. Vì vậy, nếu bạn đang dùng thuốc huyết áp hoặc có tiền sử gia đình cao huyết áp thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi uống thuốc.

4. Cây cúc dại

Tác dụng:

Tăng khả năng miễn dịch

Tác dụng phụ có thể có:

Gây dị ứng.

Theo Bách Khoa toàn thư về thảo dược ở nước Anh, Hoa Cúc Dại là loại dược thảo có tác dụng giải độc tốt nhất cho hệ thống tuần hoàn và hệ thống hô hấp.

Theo kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases thì hoa cúc dại có tác dụng phòng chống cảm cúm rất hiệu quả. Theo nghiên cứu này thì những người có dùng loại thảo dược này sẽ giảm nguy cơ bị cảm tới 58% và có bị bệnh thì cũng nhanh khỏi hơn những người khác không dùng thảo dược là 1,5 ngày. Hoa cúc dại còn có thể giúp giảm mức độ ho, nhức đầu và nghẹt mũi do bệnh cúm gây ra.

Tuy nhiên, cũng giống như bất kì loại cỏ cây khác, phấn hoa của cây cúc dại cũng có thể khiến nhiều người khó chịu và bị mẩn ngứa như dị ứng. Vì vậy, những người thường bị dị ứng với cây cỏ hoặc phấn hoa không nên dùng thảo dược hoa cúc dại.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]