Tác hại của trĩ nội

SKĐS - Trĩ nội gây nhiều phiền toái, lo lắng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tuổi thọ, đặc biệt là người có tuổi.

15.5892

Mỗi lần đại tiện có máu tươi nên người bệnh rất sợ đi đại tiện, vì lý do đó táo bón lại càng tăng và bệnh trở nên vòng luẩn quẩn “táo bón gây trĩ nội và trĩ nội gây táo bón”, do đó bệnh càng ngày càng nặng. Chảy máu nhiều sẽ bị thiếu máu mạn tính. Trong các trường hợp trĩ thòi ra ngoài gây nhiễm trùng việc chữa trị gặp không ít khó khăn, thậm chí gây nhiễm trùng huyết. Nếu trĩ thòi ra bị ngẹt gây đau dữ dội làm cho người bệnh rất lo lắng, hoang mang.

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi ngờ mắc trĩ cần được khám ở cơ sở y tế đủ điều kiện để được chẩn đoán xác định, trên cơ sở đó có hướng điều trị thích hợp. Khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc và người bệnh nên ngâm nước ấm 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút (cho nước ấm vào một cái chậu nhỏ để thuận tiện cho việc ngồi ngâm, hậu môn phải ngập trong nước ấm). Thuốc dùng loại gì là do bác sĩ khám bệnh kê đơn và hướng dẫn sử dụng, người bệnh không tự động mua thuốc dùng. Nếu điều trị nội khoa (dùng thuốc) không khỏi, có thể áp dụng phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật). Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau, bác sĩ khám bệnh sẽ tư vấn cho người bệnh lựa chọn.

Để phòng bệnh trĩ, người cao tuổi cần ăn nhiều rau, trái cây và uống đủ lượng nước hàng ngày (nên uống từ từ, chia nhiều lần trong ngày, mỗi ngày khoảng 1,5 lít). Tránh ăn thức ăn cay, kiêng rượu bia. Cần vận động cơ thể hàng ngày, nhẹ nhàng, đều đặn, với mọi hình thức thích hợp cho mỗi một người.

 

Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng bệnh trĩ người cao tuổi cần ăn nhiều rau, trái cây và uống đủ lượng nước hàng ngày (nên uống từ từ, chia nhiều lần trong ngày, mỗi ngày khoảng 1,5 lít). Tránh ăn thức ăn cay, kiêng rượu bia. Cần vận động cơ thể hàng ngày, nhẹ nhàng, đều đặn, với mọi hình thức thích hợp cho mỗi người.

 

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

 

 

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]