Tác hại của việc ăn nhiều đường

Ăn nhiều đường là nguyên nhân khiến bạn mắc một số bệnh nguy hiểm với sức khỏe như: bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, ung thư...

15.5878

Ăn nhiều đường gây nhiều bệnh nguy hiểm

Gây béo bụng: Đường sau khi hấp thu vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành chất béo nếu không được tiêu thụ hết và thường tích tụ rất nhiều ở phần bụng chứ không phải phân tán đều khắp cơ thể.

Gây tiểu đường, tim mạch và ung thư: Các nhà khoa học Mỹ cho biết, tiêu thụ nhiều chất ngọt cũng góp phần làm cho lượng đường huyết trong cơ thể mất ổn định, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường, có nguy cơ ung thư đại tràng rất cao.

Làm xấu da: Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Age Journal (Mỹ) cho thấy, lượng đường huyết trong cơ thể có ảnh hưởng rất lớn đến làn da của bạn. Cụ thể, cứ tăng 1 millimole đường trong mỗi một lít máu, có thể khiến khuôn mặt của bạn trông già hơn.

Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao

Tăng huyết áp: Dùng quá nhiều thức ăn ngọt cũng sẽ làm tăng mức độ insulin trong cơ thể, khiến cho thận tái hấp thu natri và nước, dẫn đến tình trạng ứ đọng nước và natri trong cơ thể. Thể tích máu tăng sẽ gây ra huyết áp cao, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng: Ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt.

Không tốt cho thị lực: Theo báo cáo của Hiệp hội chống cận thị Nhật Bản, tiêu thụ nhiều đường mỗi ngày còn ảnh hưởng tới lượng canxi trong cơ thể, làm tăng khả năng đàn hồi của nhãn cầu, đường kính nhãn cầu dễ tăng dễ dẫn đến bệnh cận thị.

Gây sâu răng: Thông thường, chỉ 15 phút sau khi ăn, các vi sinh vật này sẽ hấp thu và tiêu hóa chất đường, biến đường thành axit hữu cơ làm mất khoáng men răng dẫn đến sâu răng.

Đường gây stress: Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến việc kích thích các hormone gây ra tình trạng cáu kỉnh, bực bội. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên học cách kiềm chế trước các đồ ăn được chế biến từ vị đường ngọt ngào đó.

Gây thiếu chất crôm: Nếu bạn ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm giàu hydratcacbon đã qua tinh chế, cơ thể bạn dễ có dấu hiệu thiếu chất khoáng crôm (một trong những chức năng chính của nó là giúp điều hoà lượng đường trong máu).

Gây nghiện: Theo ông Paul van der Velpen, người đứng đầu Cơ quan y tế Amsterdam (Hà Lan), đường là chất gây nghiện nguy hiểm trong thời đại ngày nay. Đường kích thích sự hứng thú của thần kinh trung ương khiến cho nhiều người khó lòng từ bỏ chất ngọt này.

Gây suy giảm trí nhớ: Trong các nghiên cứu trên chuột bạch, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều đường cũng ảnh hưởng đến não bộ, gây suy giảm trí nhớ và làm bộ não bị lão hóa nhanh hơn.

Giảm tác hại của việc ăn nhiều đường

Nên đọc

Tránh chất ngọt hóa học

Theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, chất ngọt hóa học được quảng cáo không chứa calo và đường, nhưng sẽ khiến cơ thể tin rằng nó đang nạp đường. Vì không thực sự có đường, cơ thể sẽ sinh ra chứng thèm đường, khiến bạn liên tục nạp thêm vào các chất ngọt hóa học này.

Nghiên cứu từ Trường Y Washington cho thấy chất ngọt hóa học khiến đường trong máu tăng 20%, tương đương với việc tiêu thụ đường thực sự.

Ăn socola đen

Để ngăn chứng thèm ăn đường, hãy dùng socola đen.Socola đen chứa 70-90% cacao rắn, giúp kiểm soát và làm hạ lượng đường trong máu. Socola đen cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenyls giúp kiểm soát đường. Ngoài ra, nó còn có vị ngon dành cho người thích ăn ngọt.

Socola đen còn chừa chất béo lành mạnh dưới dạng triglycerides chuỗi trung bình giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và huyết áp.

Ăn protein chung với đường

Nếu bạn muốn ăn món có đường, hoặc bạn bị hạ đường huyết cần phải ăn đường, hãy ăn protein và chất béo trước khi ăn đường để làm chậm sản sinh đường trong máu.

Khi bạn ăn thực phẩm hầu hết là đường, nó có thể làm tăng đường huyết. Hãy ăn các loại hạt như hạnh nhân hay quả óc chó để kiểm soát lượng đường tốt hơn.

Nói tóm lại, rất khó để loại bỏ hoàn toàn đường khỏi thực đơn hay thậm chí là tránh dùng nó. Ngay cả trong những thực phẩm mà bạn nghĩ không có đường như bánh mì, thuốc ho, sushi, sữa đậu nành… cũng chứa lượng đường nhất định. Nếu bạn đã có những vấn đề về đường, tốt nhất nên tránh hoàn toàn thực phẩm làm sẵn hay thực phẩm đóng gói.

Thuốc tham khảo:

- Dùng trong các trường hợp: cơ thể suy nhược, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.

- Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tăng cholesterol máu.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]