Tác hại khó lường khi phân ứ đọng lâu trong ruột già

Phân nằm trong ruột già, trong phân tích tụ nhiều chất độc hại do cơ thể bài tiết ra. Phân ứ đọng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống.

15.6032

Nghĩ đến phân hẳn ai cũng sẽ có cảm giác ghê, bẩn. Thế mà không hiểu sao, các bà mẹ vẫn phải thường xuyên theo dõi quá trình đại tiện của con, dành thời gian ngắm nghía phân con, các cụ già cũng chăm chỉ theo dõi tình trạng phân của mình. Thường thường, mọi người quan sát phân rắn hay mềm, lượng phân nhiều hay són ít một, đại tiện dễ hay phải ra sức rặn. Đó là vì tình trạng phân phần nào thể hiện tình trạng sức khỏe cơ thể.

Phân là chất thải của con người, nằm trong ruột già, trong phân tích tụ nhiều chất độc hại do cơ thể bài tiết ra. Phân ứ đọng lâu ngày trong ruột già sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống. Nếu không được đào thải ra ngoài hàng ngày lượng phân sẽ dồn nén lại thành khối lớn, rắn, khô càng khó tống đẩy ra ngoài. Khối phân lớn, chèn ép lên các dây thần kinh gây rối loạn toàn thân, nhức đầu, bực tức; với trẻ nhỏ có biểu hiện quấy khóc, lười ăn chậm lớn. Nghiêm trọng hơn, nếu phân tích tụ lâu ngày sẽ gây ra u phân, ung thư đại tràng, polyp trực tràng.
 
Bên cạnh đó, phân ứ đọng còn làm cản trở tuần hoàn sinh ra trĩ, sa trực tràng. Hiện tượng phân ứ đọng lâu ngày là một dạng của bệnh táo bón. Táo bón bắt gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở người già, trẻ nhỏ, bà bầu là những đối tượng có tỷ lệ mắc táo bón cao hơn với mức độ nghiêm trọng hơn. Với mỗi đối tượng trên, khi bị táo bón gây nên những hậu quả khác nhau ngoài những tác hại chung đã liệt kê.

Người già thường mắc đa bệnh (trung bình 2.69 bệnh/1 người, tỷ lệ mắc các bênh tim mạch cao như tăng huyết áp, suy tĩnh mạch, suy tim, mạch vành). Những bệnh nhân này phải hạn chế gắng sức khi cố rặn đẩy phân ra ngoài, tránh trường hợp rặn nhiều dẫn đến đột tử.
 
Mặt khác, các chất độc trong phân sẽ ngấm ngược trở lại cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Sự ảnh hưởng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với trẻ nhỏ và thai nhi trong bụng mẹ. Chất độc ngấm ngược sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của trẻ nhỏ, gây chậm lớn, lười ăn; gây nhiễm độc ngoài ý muốn cho bà bầu, thai nhi chậm phát triển, kém hoàn thiện, khi chào đời có thể suy giảm sức đề kháng.
 
Để táo bón không còn là nguy cơ gây ra các bệnh khác, mọi người cần phải quan tâm tới tình trạng ứ đọng phân trong ruột già lâu ngày và có chế độ ăn uống tập luyện, sử dụng các sản phẩm phù hợp ngay khi có dấu hiệu.
 
AloBacsi.vn Theo Dân trí
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]