Tác nhân chính gây bệnh trọng

SKĐS - Theo các cơ quan chức năng, mỗi năm nước ta xảy ra hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm với hàng ngàn người bị ngộ độc, không ít vụ ngộ độc nghiêm trọng khiến nhiều người nguy kịch, thậm chí tử vong.

15.5818

Theo các cơ quan chức năng, mỗi năm nước ta xảy ra hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm với hàng ngàn người bị ngộ độc, không ít vụ ngộ độc nghiêm trọng khiến nhiều người nguy kịch, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, số vụ ngộ độc thực phẩm thời gian tới chưa hẳn đã giảm do thói quen ăn uống tùy tiện của nhiều người dân Việt Nam. Với khá nhiều người dân Việt Nam có tâm lý dễ dãi trong vấn đề ăn uống, chỉ cần “khuất mắt” là có thể ăn ngon lành mà không quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh. Chính từ việc ăn uống không đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn phải thực phẩm “bẩn” đã tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư. Trên thực tế, nước ta là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Thực tế từ đánh giá của Viện Nghiên cứu ung thư thuộc Bệnh viện K, thực phẩm bẩn đang trở thành tác nhân chính gây nên 30% số ca mắc bệnh ung thư hiện nay. Để biến các thực phẩm ôi thiu thành tươi ngon, nhiều người đã lạm dụng đến các hóa chất phụ gia độc hại dù biết những chất này đi vào cơ thể sẽ gây nguy cơ ung thư cao.

Thống kê chưa đầy đủ từ Viện Nghiên cứu ung thư cho thấy, mỗi năm, Việt Nam có 150.000 ca mắc ung thư mới và khoảng 75.000 ca tử vong - cao gấp 7 lần con số tử vong do tai nạn giao thông. Đáng chú ý, trong nhóm bệnh ung thư thì tỷ lệ mắc ung thư liên quan đến đường tiêu hóa chiếm đa số và ngày càng gia tăng, cho thấy dường như đang có sự liên đới nhất định giữa vấn đề thực phẩm bẩn tới việc gia tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư. Theo thống kê tại Khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K, liên quan đến các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư thì trên 30% là do các yếu tố ăn uống, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Ví dụ người ta đã phát hiện ra là có sự liên đới trực tiếp của ung thư dạ dày tới nhóm thực phẩm lên men.

Để có thể biến các thực phẩm ôi thiu thành tươi ngon, rất nhiều người đã lạm dụng các phụ gia thực phẩm độc hại, chất bảo quản như hàn the, săm pết. Các chất này đi vào cơ thể, kết hợp với axit amin hình thành các chất gây khả năng ung thư cao. Các khuyến cáo cho thấy là việc giảm sử dụng các phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các phụ gia thực phẩm, chất bảo quản công nghiệp độc hại cũng góp phần làm giảm các nguy cơ gây ung thư.

Các chính sách về phòng chống ung thư cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiêm cấm sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép và dán nhãn thực phẩm đối với tất cả các loại thực phẩm. Thế nhưng có lẽ việc phòng chống này chỉ phát huy tác dụng tốt khi đi kèm với công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và xử lý tình trạng buôn bán, sử dụng phụ gia độc hại trái phép một cách nghiêm ngặt.

Minh Hà

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]