Tách biệt tích cực

Từ chỗ có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau, dòng tiền IPO và thị trường niêm yết đang có xu hướng tách biệt. Trước đây, một đợt IPO lớn sẽ được đánh giá có khả năng hút bớt tiền trên sàn, nhưng từ đầu năm 2014 đến nay, điều này đã không diễn ra. Tweet

15.6014

Ảnh minh họa.

Mỗi sàn mỗi kiểu
 
Sẽ có 13 doanh nghiệp (DN) tiến hành IPO trong tháng 12 với số lượng CP bán ra, lớn có, nhỏ có và được đánh giá có nhiều “hàng ngon”. Thoạt nhìn, 13 DN được xem là con số khủng và tính ra trung bình hơn 2 ngày lại có 1 đợt bán đấu giá CP. Nhưng nếu bóc tách ra, con số cũng không phải quá lớn. Số lượng CP chào bán khủng nhất thuộc về đợt IPO của Đạm Cà Mau (DCM) với gần 129 triệu CP, giá khởi điểm 1.2.

Giả sử giá trúng thầu bình quân của DCM bằng với giá khởi điểm, đợt IPO của DCM sẽ thu về gần 1.550 tỷ đồng, tức bằng phân nửa giao dịch của 1 phiên trong năm 2014. Trong khi đó, số lượng CP IPO của những đơn vị khác như Công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn chỉ 2,7 triệu CP, hay của Công ty Dịch vụ Du lịch Bến Thành xấp xỉ 6 triệu CP… Đây là những cái tên được nhiều NĐT quan tâm, nên số lượng hàng hóa này thậm chí không đủ so với nhu cầu NĐT.

Để biết liệu dòng tiền của mùa IPO tháng cuối năm có ảnh hưởng đến thị trường, trước tiên cần nhìn vào diễn biến của thị trường trước thời điểm nó diễn ra. Lập luận rằng dòng tiền sẽ được rút ra khỏi thị trường niêm yết để chuẩn bị cho IPO có lẽ không đúng vào thời điểm này. Vào thời điểm cuối tháng 11 và đầu tháng 12, thị trường có thể hơi thất thường, nhưng mức thanh khoản 3.000 tỷ đồng/phiên trên cả 2 sàn vẫn được duy trì đều đặn.

Nghĩa là dòng tiền niêm yết vẫn yên vị và sự chuẩn bị nếu có cũng không nằm ở trên sàn. Trở ngược lại gần 1 tháng trước khi Vietnam Airlines tiến hành IPO 48,3 triệu CP với giá 2.2, toàn bộ lượng hàng đã được mua sạch. Số tiền thu về gần 1.100 tỷ đồng trong bối cảnh thị trường niêm yết khi đó cũng không sôi động lắm.

Hồi cuối tháng 9 - tháng TTCK có sóng mạnh - Vinatex tiến hành IPO và đã bán được 110 triệu CP, thu về hơn 1.200 tỷ đồng. Việc Vinatex IPO thành công đã được dự báo từ trước và mức giá trúng thầu cũng sát với giá khởi điểm là 1.1 Trong trường hợp này, có thể thấy thêm một vấn đề: thị trường niêm yết dù sóng có mạnh, cũng sẽ tác động một cách tích cực, không khiến các đợt IPO trở nên nóng hay sốt.

Điều này, chứng tỏ dòng tiền tham gia IPO có tính độc lập và ổn định khá cao. Trước đây, vào ngày IPO những đơn vị lớn, NĐT còn có sự quan tâm và phỏng đoán liệu thị trường, nay có bị bán, có giảm hay không. Nhưng tại thời điểm này khác hẳn, NĐT thích đánh sàn cứ bám sàn, còn ai muốn mua IPO cứ đấu giá.

Bổ trợ lẫn nhau

Những NĐT dày dạn kinh nghiệm thường đưa ra một quy luật, đó là gần đến ngày các DN lớn IPO thường TTCK sẽ tốt. Thực ra tốt là một phạm trù khá rộng, có người chỉ cần thị trường duy trì thanh khoản cao là đã tốt, người còn đòi hỏi CP phải tăng, người phải có thêm hàng hóa…

Nhưng nhìn chung, các đòi hỏi này đều đã từng có lần xuất hiện trong các đợt IPO và có lẽ nên tìm hiểu thêm lý do. Như đã nói ở đầu bài, trước đây thường có suy nghĩ IPO có thể hút tiền từ thị trường niêm yết, nên suy nghĩ có IPO thị trường niêm yết tốt, có thể xem là một sự thay đổi đáng kể.

Thật khó để khẳng định nhờ IPO mà thị trường niêm yết mới tốt hay ngược lại, nhưng có thể nhìn thấy sự tích cực đến từ cả 2 bên. Nói về các đợt IPO, có lẽ không chỉ nói về chuyện tiền, mà nó còn thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý TTCK cũng như DN về việc đưa hàng hóa ra thị trường. Càng nhiều đợt IPO nghĩa là quyết tâm thực hiện càng lớn. Điều này gia tăng niềm tin của NĐT và tất nhiên thị trường niêm yết được hưởng lợi trước nhất.

Ở đây, cho dù có xảy ra hiện tượng NĐT nào đó phải bán bớt CP niêm yết để tham gia IPO, điều đó cũng có ý nghĩa tích cực, bởi lẽ NĐT hiện nay không thiếu (thanh khoản luôn cao). Có những CP bình thường có thể cổ đông không muốn bán, nhưng nay cần tiền bán ra lập tức có NĐT khác nhảy vào.

Sự thay máu này mang ý nghĩa tích cực và có thể tạo thêm sự hứng khởi. Hơn nữa, trong mỗi lần IPO đều sẽ xảy ra những hiện tượng thường thấy trên thị trường, đó là so sánh giá và kỳ vọng trong dài hạn. Có thể NĐT sẽ so giá của CP đang niêm yết với CP IPO, nếu CP niêm yết có giá rẻ tất nhiên họ hưởng lợi. Xa hơn nữa, đó là kỳ vọng về việc những hàng hóa được IPO sẽ sớm lên sàn, điều này giúp cho thị trường vừa có thêm hàng lại vừa có thêm tiền, qua đó thanh khoản được gia tăng.

Lúc này, NĐT có thêm cơ hội, còn CTCK thu thêm được phí, quy mô thị trường tăng lên, đó là những tác động có thể thấy trước. Có thể nói, với những gì đang diễn ra trong hiện tại, từ thanh khoản, niềm tin cho đến quyết tâm của cơ quan quản lý, những đợt IPO và thị trường niêm yết, mà cụ thể dòng tiền từ cả 2 kênh sẽ có tác động hỗ trợ rất tích cực cho nhau.

Theo Sài Gòn Đầu tư

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]