Tại sao Meme được gọi là... meme?

Bắt nguồn từ việc tìm một thuật ngữ chỉ sự bắt chước văn hóa, một nhà khoa học đã dựa trên từ Hy Lạp "mimeme", nghĩa là "bắt chước", rồi rút gọn lại thành "meme".

0
Cùng với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều thuật ngữ mới ra đời. Trong số đó, có những thuật ngữ trở nên nổi tiếng, như meme hay blog, ngày nay đang được hàng triệu người nhắc tới và sử dụng. Tuy nhiên, không nhiều trong số đó biết được những từ ngữ này xuất hiện từ đâu.

Dưới đây là 7 câu truyện phía sau những thuật ngữ công nghệ đang được sử dụng rộng rãi ngày nay.

1. Con chuột


Không ai biết tại sao nó được gọi là con chuột, kể cả người sáng chế ra nó, Douglas Engelbart.

"Nó được gọi như vậy và chúng tôi chưa bao giờ muốn thay đổi điều đó", người phát minh ra chuột máy tính nói vào năm 1968, trong buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm. Trong một buổi phỏng vấn khác, Douglas nói "không ai" có thể nhớ cái tên gốc, nhưng con chuột máy tính trông cũng khá giống một con chuột thật, và nó được gọi như vậy trong phòng thí nghiệm.

Roger Bates, nhà thiết kế phần cứng lại nhớ hơi khác một chút. Trong quyển sách "What the Dormouse said", ông nói rằng con trỏ trên màn hình vi tính đã từng được gọi là "CAT", vì thế chỉ là tự nhiên khi mèo phải đuổi theo chuột.

2. Blog


Từ này được rút gọn từ biệt danh cho "weblog". Được đặt ra vào năm 1997 bởi Jorn Barger, định nghĩa được giải thích trong website Robot Wisdom của Barger, với ý nghĩa "Đi vào sự lang thang trên Internet của anh ta". Theo thời gian, cụm từ này đã được thu gọn và blog phát triển như là một trò tiêu khiển phổ biến trên web.

3. Cookies


Có nguồn gốc từ "magic cookies", một thuật ngữ máy tính cũ mang ý nghĩa là một phần nhỏ thông tin được giữ lại khi bạn truy cập vào 1 websites nào đó. Lou Montulli, người phát minh ra web cookie, đã giải thích rằng, ông từng nghe tới thuật ngữ "magic cookie" từ một khóa học về hệ điều hành thời còn đi học... Tôi thích thuật ngữ "cookies" với lý do thẩm mỹ.

Về thuật ngữ "magic cookies", không có lời giải thích chính xác nào, nhưng có giả thuyết cho rằng nó liên quan tới một trò chơi điện tử cũ, khi người chơi phải nhận được "magic cookies" để tiến lên.

4. Spam


Spam: Từ này xuất phát từ chương trình Monty Python’s Flying Circus, của BBC TV (1969), trong đó người đi ăn nhà hàng bị "oanh tạc" bằng việc được tặng các hộp thịt dăm bông (spam).

Ngày nay, Spam được dùng để chỉ việc phải nhận những e-mail không mong muốn (thư rác) hay những thứ phiền toái không mong muốn bạn nhận được trên Internet.

5. Meme


Meme là ý tưởng hoặc hành động được truyền miệng rộng rãi trên Internet.

Đến từ cuốn sách được xuất bản năm 1976, The Selfish Gene, do nhà khoa học Richard Dawkins viết. Vì muốn một thuật ngữ chỉ sự bắt chước văn hóa, Dawkins dựa trên từ Hy Lạp "mimeme", nghĩa là "bắt chước", rồi rút gọn lại thành "meme", nghe cũng vần với từ "gene". Về sau nó cũng được thay đổi một chút theo tiếng Pháp thành même, nghĩa là "giống".

Định nghĩa này về sau được sử dụng rộng rãi trên Internet. "Khi mọi người nói về điều gì đó đang được lan truyền rộng rãi trên Internet, đó chính xác là meme", Dawkins nói trong buổi phỏng vấn với Wired.

6. Hacker


Hack không phải là hoạt động lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Trong thời kỳ đầu của công nghệ, hacking nghĩa là trở nên thông minh và tài năng về điện tử, không chỉ riêng với máy tính. Dần dần, một văn hóa hacker đã được hình thành thể hiện sự quan tâm sâu tới những hoạt động công nghệ tích cực.

Trong cuốn sách "Piracy Culures, nghĩa gốc của Hack xuất hiện từ cụm từ "những người làm việc như hack trong viết và thử nghiệm phần mềm". Những hoạt động hack tích cực hiện vẫn còn tồn tại, và những thành viên tích cực thường gọi những hacker ý đồ xấu là "crackers".

7. Firewall (Tường lửa)


Thuật ngữ này đã xuất hiện cả trăm năm nay, và được miêu tả giống với những gì người ta viết về nó: một bức tường được thiết kế để bảo vệ nhà cửa khỏi những đám cháy lan rộng. Phiên bản máy tính của "tường lửa" cũng có chức năng tương tự: sử dụng công nghệ để ngăn chặn sự lan rộng của virus.

Hoàng Vân

Theo Trí Thức Trẻ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]