Tắm đúng cách để bé không bị nhiễm lạnh

Các mẹ nên tham khảo các phương pháp tắm đúng cách để bé không bị nhiễm lạnh, nhất là với những người lần đầu làm mẹ, việc tắm cho bé có thể là một thử thách.

15.5967

Theo Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Từ Dũ, tắm cho bé là thời gian để vui chơi giữa mẹ và bé. Trẻ sơ sinh không cần phải tắm mỗi  ngày mà chỉ cần lau sạch sẽ cho bé với khăn mềm và nước chín, ấm cho đến khi  rốn rụng và lành sẹo (thường là 3 ngày sau đó).

Nên giữ vùng bụng quanh rốn khô và sạch trong khi rốn chưa rụng. Trong 6 tuần đầu sau sinh, có thể chỉ tắm bé bằng khăn mềm nhúng nước ấm lau sạch từng phần chứ chưa cần tắm trong thau nước.

Một khi được tắm hằng ngày, sức khoẻ của bé sẽ rất tốt nhất là nếu trước khi tắm bé được xoa bóp nhẹ nhàng. Bé rất thích được chú ý đến và được thương yêu như vậy. Xoa bóp sẽ giúp bé tiêu hoá tốt, ngủ ngon, phát triển tính cường cơ và sự phối hợp hài hoà các vận động toàn thân của trẻ .

Nên tìm thời gian thích hợp để tắm bé. Nhiều người thích cho tắm vào buổi tối trước khi đi ngủ để giúp bé thư giãn và ngủ ngon. Nhiều người khác lại thích tắm khi bé hoàn toàn tỉnh táo vào buổi sáng để bé sẵn sàng chơi đùa và giao tiếp tốt. Bạn cũng sẽ thích thú khi tắm và chơi cùng bé nếu bạn được rỗi rảnh.

Cách tắm bé không bị nhiễm lạnh

Trả lời trên PhunuOnline, BS CK1 NGUYỄN THỤY MINH THƯ (Bộ môn Nhi, khoa Y, Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết, cách tắm bé gồm bảy bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Chuẩn bị khăn tắm, khăn sữa, chậu nước tắm, quần áo, bộ dụng cụ chăm sóc rốn, nước muối sinh lý, gạc vô khuẩn, cồn, povidine iod (dung dịch sát trùng rốn trẻ sơ sinh); xà bông tắm-gội đầu, phấn rôm, lotion dưỡng da.

- Thời gian tắm: 8g đến 9g, hoặc từ 15g đến 16g.

- Địa điểm tắm: nơi khuất gió, tắt quạt, đóng cửa.

- Nhiệt độ nước tắm khoảng 35-370C. Bạn có thể nhúng cùi chỏ tay vào chậu nước để thử độ ấm của nước.

- Người tắm trẻ cần cắt ngắn móng tay, tháo bỏ trang sức, rửa sạch tay trước khi tắm bé.

Bước 2: Rửa mặt, gội đầu

- Cởi bỏ quần áo trẻ (không cởi bỏ băng rốn). Ôm trẻ vào lòng bằng hai tay, trong đó dùng tay thuận đỡ đầu và cổ trẻ.

- Làm ướt khăn sữa, vắt khô và lau vùng đầu, mặt, cổ trẻ, chú ý vệ sinh kỹ vùng mắt, mũi, miệng và tai trẻ.

- Làm ướt tóc trẻ, cho xà bông hoặc dầu gội đầu vào lòng bàn tay, nhẹ nhàng xoa lên tóc trẻ. Dùng khăn sữa nhúng nước gội sạch xà bông trên tóc trẻ. Dùng khăn tắm lau khô đầu trẻ.

Bước 3: Tắm toàn thân

- Bạn thử lại nhiệt độ của nước (như đã hướng dẫn).

- Cho xà bông tắm vào chậu nước. Đặt trẻ vào chậu nước tắm (tay thuận nâng đầu và cổ trẻ lên cao khỏi mặt nước). Dùng khăn sữa lau khắp người trẻ.

- Nhấc trẻ ra khỏi chậu. Dùng khăn tắm lau khô trẻ.

Bước 4: Vệ sinh vùng sinh dục

Dùng gạc vô trùng thấm nước ấm, nhẹ nhàng rửa vùng sinh dục, chú ý lau các nếp gấp và lỗ tiểu.

Nên đọc

Bước 5: Chăm sóc rốn

Dùng cồn sát trùng tay người chăm sóc. Cởi bỏ băng rốn cũ của trẻ. Tẩm dung dịch povidin iod vào đầu tăm bông, sát trùng từ gốc cuống rốn ra ngoài vòng quanh gốc cuống rốn 1-2cm. Sát trùng từ cuống rốn lên thân cuống rốn, sau đó sát trùng mặt cắt của cuống rốn. Băng rốn mới cho trẻ.

Bước 5: Dưỡng da

Thoa lotion lên da trẻ. Thoa phấn rôm lên các nếp gấp da (dưới cánh tay, nếp bẹn…).

Bước 6: Vệ sinh mắt mũi

Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mắt trẻ, nhẹ nhàng lau khô giọt nước muối theo hướng từ gốc mắt ra đuôi mắt.

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ, dùng tăm bông lau khô mũi.

Lưu ý: Dùng hai lọ nước muối sinh lý khác nhau để nhỏ mắt và mũi.

Bước 7: Mặc tã và quần áo cho trẻ

Thuốc tham khảo

- Nhỏ mắt hoặc rửa mắt, chống kích ứng mắt và sát trùng nhẹ.
- Trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi do dị ứng.
- Đặc biệt dùng được cho trẻ sơ sinh.

Thùy Linh


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]