Tâm thần phân liệt - Bệnh có thể chữa được

Rất nhiều người mắc bệnh kỳ lạ mà nhiều người đồn là bệnh do ma quỷ gây ra, đó là tự thấy mình ngốc nghếch và ghét bản thân;

15.5757

Rất nhiều người mắc bệnh kỳ lạ mà nhiều người đồn là bệnh do ma quỷ gây ra, đó là tự thấy mình ngốc nghếch và ghét bản thân; đứng trước người lạ thì thấy mất tự tin, căng thẳng; luôn tưởng tượng rằng mọi người đang nói không tốt về mình; đầu óc thường trống rỗng, hay quên; nói lung tung và đôi khi rối loạn lời nói... Thực chất đây là bệnh tâm thần phân liệt (TTPL)- bệnh lý của não do những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội không thuận lợi. Bệnh có thể chữa được hoặc thuyên giảm nếu như bạn phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Biểu hiện bệnh

Người bị TTPL thường có các dấu hiệu rất dễ nhận biết: nghĩ rằng mình có những khuyết điểm lớn, có tội phải bị trừng phạt nặng nề, dần dần cách ly với xã hội, bạn bè, giảm hiệu suất làm việc (khó tập trung chú ý, chậm chạp và kém hiệu quả trong công việc), trầm cảm, thờ ơ,  vui buồn, giận dữ thất thường, luôn thấy mệt mỏi hoặc hay đi lang thang, bận tâm quá mức tới sự xuất hiện các triệu chứng cơ thể (như tăng cân, mụn nhọt...), hoang tưởng, thay đổi quan hệ với người thân (tự nhiên mất hết tình cảm với người thân), ảo giác (thường gặp nhất là những ảo giác lời nói, nghe được tiếng nói không có thật), cảm thấy mọi thứ đều có ý nghĩa đặc biệt. Người bị TTPL cho rằng ý nghĩ của mình bị người khác biết và hiểu hết, luôn nghĩ rằng có người ám sát, đầu độc mình. Có người còn cho rằng mình là vĩ nhân, có những ý nghĩ, hành động việc làm siêu phàm, không ai có thể làm được. Những người bị nặng hơn thì có những bất thường về hành vi, cảm xúc đó là dễ bị kích động hoặc không nói năng gì, thu mình vào một chỗ, thờ ơ với mọi việc xung quanh. Tính khí của người bị TTPL cũng thay đổi thoắt vui rồi lại thoắt buồn.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Bệnh TTPL thường phát ở tuổi từ 18 - 28 tuổi. Những người sau đây dễ có nguy cơ mắc bệnh: hay ngượng ngập từ thời thơ ấu, ngại tiếp xúc và sống cô độc; uống các loại thuốc gây ảo giác; khuyết tật nghe hoặc nhìn làm trở ngại nhận thức đúng đắn của họ về môi trường sống; có tiền sử gia đình về TTPL; bị stress trầm trọng.

 

Đây là mẫu, bạn có thể sửa lại ảnh, màu nền, kích cỡ của bảng tùy theo nhu cầu.

Cần làm gì để giúp đỡ người bệnh?

Như đã nói, bệnh TTPL có thể thuyên giảm và khỏi hẳn nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để người bệnh thuyên giảm, các chuyên gia chủ yếu dùng liệu pháp tâm lý kết hợp với dùng thuốc. Bệnh khỏi được cũng phụ thuộc rất nhiều vào người nhà của bệnh nhân và cộng đồng xung quanh. Về phía gia đình, nên phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để đưa người bệnh tới cơ sở y tế điều trị sớm. Khi người bệnh được cấp phát thuốc, phải đôn đốc, kiểm tra, quản lý thuốc của người bệnh, sao cho họ uống đúng giờ, đều đặn, đủ liều lượng. Người nhà tuyệt đối không được thương bệnh nhân cho rằng đây là thuốc độc, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà tự ý cắt thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn. Về phía cộng đồng, phải có thái độ đối xử tốt, phải biết thông cảm với người bệnh. Không được chế nhạo, giễu cợt bệnh nhân. Nên có những hoạt động hữu ích để người bệnh có điều kiện tham gia khiến họ có cảm giác thoải mái, tin tưởng. Nên để người bệnh được tham gia vào các hoạt động của gia đình, trò chuyện và lôi cuốn họ vào những cuộc nói chuyện trong gia đình. Hãy nghe họ nói và phải thể hiện là mọi người đều hiểu họ. Bên cạnh đó, hãy hướng dẫn họ dần dần làm các công việc đơn giản như tắm giặt, vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, quét nhà, dọn dẹp nơi ăn chốn ở. Khi bệnh tật trở nên xấu đi, người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như kích động, đập phá, không ăn uống, không nói năng... thì phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để có hướng điều trị kịp thời. Ở trong tình trạng này, người bệnh rất dễ bị kích động nên nhiều lúc thường có những ý định không bình thường như tự gây thương tích cho mình hay tấn công dọa nạt, những người xung quanh.           

BS. Nguyễn Thanh Xuân

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]