Táo bón - Cách điều trị

15.6004
Điều trị táo bón như thế nào?

Có nhiều phương pháp điều trị táo bón, và phương pháp tiếp cận tốt nhất phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân nằm bên dưới.

Chế độ ăn chất xơ: (chất nhuận tràng tạo khối)

Cách tốt nhất để thêm chất xơ trong chế độ ăn là tăng lượng trái cây và rau xanh. Có nghĩa là cần có ít nhất 5 bữa trái cây hoặc rau mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với nhiều người, lượng trái cây và rau cần thiết là quá nhiều, bất tiện và không đem lại giảm táo bón cần thiết. Trong những trường hợp này, việc bổ sung chất xơ là cần thiết.

Chất xơ được định nghĩa là những chất có nguồn gốc thực vật và không tiêu hoá được trong ống tiêu hoá của người. Chất xơ là một trong những yếu tố then chốt trong điều trị táo bón. Nhiều loại chất xơ trong ruột gắn kết với nước và giữ nước trong lòng ruột. Chất xơ làm tăng lượng (thể tích) phân và nước làm mềm phân.


Có nhiều nguồn chất xơ khác nhau và các loại chất xơ khác nhau tùy theo nguồn gốc của chúng. Các loại chất xơ được phân loại bằng nhiều cách, ví dụ như theo nguồn gốc. Nguồn chất xơ thường gặp nhất là trái cây( bưởi, đu đủ…) và rau, bắp, lúa mì hay yến mạch, hạt psyllium (như Metamucil, Kónyl), methy cellulóe tổng hợp (như Citrucel), và polycarbophil (như Equilactin, Konsyl Fiber). Polycarbophil thường được kết hợp với calcium (như Fibercon). Tuy nhiên, trong vài nghiên cứu, pholycarbophil có calcium không hiệu quả như polycarbophil không chứa calcium. Nguồn chất xơ ít được biết hơn được chiết xuất từ mạch nha (như Maltsupex), tuy nhiên, chất xơ được chiết xuất này làm mềm phân bằng những cách khác hơn là làm tăng chất xơ.


Tăng lượng khí (đầy hơi) là tác dụng phụ của chế độ ăn nhiều chất xơ. Khí xuất hiện là do các vi khuẩn bình thường có trong đại tràng có thể tiêu hoá chất xơ thành những phần nhỏ hơn. Các vi khuẩn tạo ra khí là sản phẩm trung gian trong khi tiêu hoá chất xơ. Tất cả các chất xơ không phân biệt nguồn gốc có thể làm đầy hơi. Tuy nhiên, do các vi khuẩn khác nhau có khả năng tiêu hoá các chất xơ khác nhau, nên nguồn gốc chất xơ khác nhau có thể tạo ra lượng khí khác nhau. Rối rắm hơn nữa là khả năng vi khuẩn tiêu hoá một loại chất xơ lại khác nhau giữa người này và người kia. Những thay đổi này làm cho sự lựa chọn loại chất xơ tốt nhất trên từng người càng thêm khó khăn (ví dụ: một chất xơ có khả năng cải thiện tính chất phân mà không gây đầy hơi). Hơn nữa, việc tìm kiếm chất xơ thích hợp cho từng người trở nên là vấn đề của thử nghiệm và sai lầm.


Các nguồn chất xơ khác nhau nên được thử từng loại một. Chất xơ nên được bắt đầu bằng lượng nhỏ và tăng dần từ 1 đến 2 tuần cho đến khi đạt được tác dụng mong muốn trên phân hay khi xuất hiện bụng trướng hơi khó chịu. (Chất xơ không có tác dụng ngay trong một sớm một chiều). Nếu xuất hiện đầy hơi, nên giảm lượng chất xơ trong một vài tuần và sau đó thử lại bằng lượng cao hơn. (Nói chung lượng khí được sản xuất do giảm lượng xơ, khi chất xơ được tiêu hoá trong thời gian dài, tuy nhiên điều này chưa được nghiên cứu). Nếu đầy hơi kéo dài làm không thể tăng liều chất xơ lên mức có thể ảnh hưởng lên sự bài tiết phân dễ dàng, thì cần đổi loại chất xơ khác.


Khi tăng lượng chất xơ thì một lượng lớn nước cũng được tiêu thụ (ví dụ: một cốc nước lớn mỗi liều). Có thể nước ngăn sự “làm cứng” chất xơ và chít hẹp (tắc nghẽn) ruột. Đây có vẻ là lời khuyên hợp lý. Tuy nhiên, tiêu thụ lượng nước lớn không cho thấy mặt ích lợi nào trên táo bón, có hay không tăng lượng chất xơ. Uống lượng nước đủ để ngăn mất nước là hợp lý vì mất nước có thể giảm lượng nước trong ruột cũng là yếu tố gây táo bón.


Do có liên quan đến việc chít hẹp, người bị hẹp hay dính ruột (mô sẹo từ phẫu thuật trước đây) không nên sử dụng chất xơ trừ khi thảo luận kỹ với bác sĩ. Vài thuốc nhuận tràng xơ có chứa đường, và bệnh nhân tiểu đường cần sử dụng những sản phẩm không chứa đường.


Thuốc nhuận tràng làm trơn:


Thuốc nhuận tràng làm trơn có chứa dầu khoáng cũng như dầu đơn hay dầu nhũ tương hoá (kết hợp với nước). Dầu ở trong lòng ống tiêu hoá, phủ lên các hạt phân, và có lẽ ngăn sự mất nước của phân. Sự giữ nước trong phân làm phân mềm đi. Dầu khoáng thường chỉ được sử dụng điều trị táo bón ngắn ngày vì khi sử dụng lâu dài có nhiều bất lợi tiềm tàng. Dầu có thể hấp thu các vitamine hoà tan trong ruột và nếu sử dụng trong thời gian dài có thể làm thiếu các vitamine này. Đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần được cung cấp đầy đủ vitamine cho thai nhi. Ở trẻ con hay người cao tuổi, cơ chế nuốt không đủ mạnh hay bị tổn thương do tai biến mạch máu não có thể nuốt lượng nhỏ dầu vào phổi gây nên viêm phổi được gọi là viêm phổi do hít. Dầu khoáng cũng làm giảm hấp thu vài loại thuốc như warfarin và thuốc ngừa thai uống do giảm hiệu lực của chúng. Ngoài những tác dụng bất tiện tiềm tàng ấy, dầu khoáng cũng cần thiết và có hiệu quả trong điều trị ngắn hạn.


Thuốc nhuận tràng làm mềm:


Thuốc nhuận tràng làm mềm được biết đến là chất làm mềm phân. Chúng chứa hợp chất gọi là docusate (như Colace). Docusate là tác nhân làm thấm nước nên cải thiện lượng nước trong đại tràng để nhào trộn và thấm vào phân. Điều này làm tăng lượng nước trong phân để mềm phân. Tuy nhiên các nghiên cứu không cho thấy docusate có kết quả giảm táo bón ổn định. Tuy vậy, thuốc nhuận tràng làm mềm được sử dụng trong điều trị táo bón lâu ngày. Docusate mất một vài tuần mới có hiệu lực. Liều nên tăng dần sau một hoặc hai tuần nếu không thấy có tác dụng. Dầu docusate nói chung là an toàn, nhưng nó có thể cho phép hấp thu dầu khoáng và vài loại thuốc trong ruột. Dầu khoáng được hấp thu tích tụ trong mô của cơ thể như hạch bạch huyết và gan gây ra viêm. Tình trạng viêm sẽ không rõ ràng nếu không có những hậu quả nghiêm trọng, nhưng nói chung không cho phép tình trạng hấp thu dầu khoáng kéo dài. Sử dụng thuốc nhuận tràng làm mềm không được khuyên dùng chung với dầu khoáng hay với một số thuốc khác. Thuốc nhuận tràng làm mềm thường được sử dụng khi có nhu cầu làm mềm phân tạm thời và đi tiêu dễ dàng hơn (ví dụ: sau phẫu thuật, sinh con, hay nhồi máu cơ tim). Chúng cũng được sử dụng cho những người bệnh trĩ và nứt hậu môn.


Thuốc nhuận tràng thẩm thấu:


Thuốc nhuận tràng thẩm thấu là những hợp chất không thể tiêu hoá, không thể hấp thu, nằm trong lòng đại tràng và giữ nước còn trong đại tràng. Kết quả là làm mềm phân. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân thông thường nhất là lactulose (Ví dụ: Kristalose), sorbitol, và polyethylene glycol (Ví dụ: MiraLax). Các thuốc này chỉ bán khi được kê toa. Những thuốc nhuận tràng này có thể được vi khuẩn đại tràng tiêu hoá và chuyển thành khí, kết quả không mong muốn là bụng lình xình và đầy hơi. Hiệu quả này có liên quan đến liều thuốc. Do đó, có thể giảm lượng khí bằng giảm liều thuốc nhuận tràng. Trong vài trường hợp, khí sẽ giảm theo thời gian.


Thuốc nhuận tràng muối:


Thuốc nhuận tràng muối chứa sắt không thể hấp thu như magnesium, sulfate, phosphate, và citrate (ví dụ: magnesium citrate, magnesium hydroxide, sodium phosphate). Các sắt này nằm trong đại tràng và làm hút nước ở đại tràng. Tác dụng lại làm mềm phân. Magnesium cũng có thể có tác dụng kích thích nhẹ trên cơ đại tràng. Thuốc nhuận tràng muối tác dụng trong vài giờ. Nói chung, thuốc nhuận tràng có hiệu lực không nên sử dụng trên nền bình thường. Magnesium trong thuốc nhuận trường chứa magnesium được hấp thu một phần từ ruột vào cơ thể. Cơ thể thải trừ magnesium qua đường thận. Do đó, những người có tổn thương chức năng thận có thể tăng độ độc của magnesium do sử dụng dài ngày thuốc nhuận tràng có chứa magnesium. Nếu sử dụng thuốc nhuận tràng làm tiêu chảy nặng và mất dịch không bù đủ có thể gây mất nước. Đối với táo bón, thuốc nhuận tràng muối thường được sử dụng nhất và nhẹ nhất là sữa magnesium oxite. Muối Epson là thuốc nhuận tràng chứa magnesium sulfate có hiệu quả hơn.


Thuốc nhuận tràng kích thích:


Thuốc nhuận tràng kích thích cơ ruột non và đại tràng đẩy những thứ trong lòng đi nhanh hơn. Chúng cũng làm tăng lượng nước trong phân, đồng thời làm giảm hấp thu nước trong đại tràng do bài tiết nước chủ động trong ruột non. Thuốc kích thích đại tràng thường được dùng nhất có chứa cascara (dầu khoáng), senna (như Ex-Lax, Senokot) và lô hội. Thuốc nhuận tràng kích thích rất hiệu quả nhưng có thể gây tiêu chảy nặng làm mất nước và điện giải (đặc biệt là Kali). Chúng cũng có thể gây co thắt ruột non nhiều hơn các loại thuốc nhuận tràng khác. Khi sử dụng thường xuyên, thuốc đại tràng kích thích có thể tổn thương thần kinh đại tràng. Những kết quả này làm tình trạng táo bón nặng nề hơn, do đó làm tăng phụ thuộc vào chất nhuận tràng kích thích. Tổn thương thần kinh có thể vĩnh viễn. Bisacodyl (Ví dụ Dulcolax, Corrextol) là thuốc kích thích nhuận tràng có ảnh hưởng trên thần kinh đại tràng, những kích thích cơ đại tràng làm đẩy chất phân trong lòng đại tràng. Quả táo Tàu cũng có chứa lượng kích thích đại tràng nhẹ.


Thụt tháo:


Có nhiều loại thụt tháo khác nhau. Bằng cách làm căng trực tràng, tất cả dụng cụ thụt tháo (ngay cả loại đơn giản nhất là vòi nước thụt tháo) kích thích đại tràng co thắt và tống phân. Những loại thụt tháo này có thêm kỹ thuật hoạt động. Chẳng hạn, thụt tháo muối kéo nuớc vào lòng đại tràng. Thụt tháo phosphate (như phosphosoda nhanh) kích thích cơ đại tràng. Thụt tháo dầu khoáng bôi trơn và làm mềm phân. Thụt tháo làm mềm (như Colace Micronema) chứa các tác nhân làm mềm phân.


Thụt tháo đặc biệt hữu ích khi có sự nén chặt, làm cứng phân trong trực tràng. Để có hiệu quả, cần phải tuân thủ những chỉ dẫn đi kèm. Điều này cần áp dụng đầy đủ trong thụt tháo, thích hợp đặt sau khi thuốc thụt tháo thấm vào, và giữ thuốc thụt tháo cho đến khi cảm thấy đau bụng. Đi tiêu sẽ đến sau vài phút đặt thụt tháo.


Các thuốc thụt tháo có ý nghĩa khi sử dụng thỉnh thoảng hơn là thường xuyên. Sử dụng thường xuyên thuốc thụt tháo có thể làm rối loạn dịch và điện giải trong cơ thể, đặc biệt thụt tháo bằng nước máy. Thụt tháo bằng xà phòng không được khuyên dùng do chúng có thể gây tổn thương trực tràng nặng nề.


Thuốc đặt hậu môn:


Cũng như trong trường hợp thụt tháo, các loại thuốc đặt hậu môn khác nhau có cơ chế tác động khác nhau. Có loại thuốc đặt hậu môn kích thích chứa biascodyl (như Dulcolax). Thuốc đặt hậu môn glycerin được tin là có tác dụng nhờ kích thích trực tràng. Đặt ngón tay vào trực tràng khi thuốc đặt hậu môn được đặt vào có thể tự kích thích cử động ruột.


Các sản phẩm kết hợp:


Có nhiều sản phẩm kết hợp nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau. Ví dụ, loại thuốc uống kết hợp bới senna và psyllium (Perdiem), senna và docusate (Senokot-S), senna và glycerin (Fletcher’s Castoria). Thậm chí có một sản phẩm còn kết hợp ba loại thuốc nhuận tràng: casanthranol giống senna, docusate, và glycerin (Sof-lax Avernight). Những sản phẩm này tiện lợi và hiệu quả, tuy nhiên chúng cũng chứa thuốc nhuận tràng kích thích. Do đó, có thể gây tổn thương đại tràng vĩnh viễn khi sử dụng các sản phẩm này và không nên sử dụng chúng trong điều trị dài ngày.


Các thuốc khác:


Một số loại thuốc kê toa khác được sử dụng để điều trị các bệnh lý không liên quan đến táo bón cũng có thể có tác dụng trong điều trị táo bón, làm phân mềm đi, thậm chí gây tiêu chảy (tác dụng phụ). Thực tế đã có vài nghiên cứu khảo sát các thuốc này dùng điều trị táo bón.


Colchicine:


Là thuốc đã được sử dụng nhiều thập kỷ qua để điều trị bệnh Gout. Hầu hết bệnh nhân uống colchicine lưu ý có làm phân lỏng. Colchicine cũng được mô tả là làm giảm táo bón hiệu quả ở những bệnh nhân không mắc bệnh Gout.


Misoprostil (Cytotec)


Là loại thuốc được sử dụng chính để ngừa loét dạ dày do các thuốc kháng viên không steroids như ibuprofen. Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ hằng định của thuốc. Vài nghiên cứu cho thấy misoprostil có hiệu quả trong điều trị táo bón ngắn ngày. Misoprotil thì đắt tiền và tác dụng kéo dài cũng như an toàn của thuốc không rõ. Do vậy, vai trò của thuốc này trong điều trị táo bón còn đang được làm rõ.


Orlistat (Xenical)


Là thuốc chủ yếu dùng giảm cân. Tác dụng của thuốc là do ức chế enzyme tiêu hoá chất béo trong ruột. Chất béo không được tiêu hoá thì không được hấp thu, nhờ đó làm giảm cân. Chất béo không được tiêu hoá sẽ được vi khuẩn trong ruột tiêu thụ. Sản phẩm của tiêu hoá cũng ảnh hưởng trên ruột bằng những cách khác, như kích thích cơ ruột chẳng hạn. Thực tế, trong nghiên cứu orlistat cho thấy có hiệu quả điều trị táo bón. Orlistat cũng có vài tác dụng phụ đáng kể và hằng định dù chỉ có lượng thuốc rất nhỏ được hấp thu vào máu.

Những thuốc được kê toa này có nên sử dụng điều trị táo bón hay không là điều còn mập mờ. Mặc dầu rất khó công nhận những thuốc này dùng điều trị táo bón, mà những thuốc này nên dùng cho những người táo bón có chứng béo phì, bệnh gout, hay cần bảo vệ khỏi tác dụng phụ của các thuốc kháng viêm không steroids trên dạ dày.


Thể dục:


Những người có xu hướng ít vận động, ngồi một chỗ thường bị táo bón hơn những người hay hoạt động. Trái lại, những nghiên cứu có giới hạn về thói quen tập luyện ruột cho thấy rằng tập thể dục có tác dụng rất nhỏ hoặc không có tác dụng nào trên số lần đi cầu. Hơn nữa, tập thể dục được khuyên vì những lợi ích khác cho sức khoẻ chứ không chỉ vì ảnh hưởng trên bệnh táo bón.


Phản hồi sinh học:


Hầu hết các cơ vùng chậu quanh hậu môn trực tràng chịu sự kiểm soát tự ý dưới các mức độ khác nhau. Hơn nữa, các huấn luyện phản hồi sinh học có thể dạy những bệnh nhân rối loại chức năng vùng đáy chậu điều khiển các cơ hoạt động bình thường hơn và cải thiện tính chất đi tiêu. Trong huấn luyện phản hồi sinh học hậu môn trực tràng, một ống thông cảm nhận áp lực được đặt vào trực tràng qua hậu môn. Mỗi lần bệnh nhân co cơ, áp lực phát sinh sẽ được bộ phận cảm nhận của ống thông ghi lại trên màn hình. Nhìn vào áp lực trên màn hình và cố gắng điều chỉnh, bệnh nhân sẽ biết cách co và giãn cơ một cách bình thường hơn.

Phẫu thuật:

Những người mắc táo bón khó giải quyết do bệnh lý đại tràng hay lạm dụng thuốc nhuận tràng, phẫu thuật là điều trị sau cùng. Trong khi phẫu thuật sẽ cắt hầu hết đại tràng, trừ trực tràng (hay trực tràng và phần đại tràng sigma). Đầu ruột non bị cắt được nối vào phần trực tràng hay đại tràng sigma còn lại. Ở bệnh nhân bị đại tràng vô lực, phẫu thuật chỉ dành cho những người không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Nếu cần phẫu thuật thì phải không có bệnh lý cơ ruột non nào khác. Các khảo sát vận động bình thường của ruột non là băng chứng cho biết các cơ vùng này bình thường.
(Theo BSGĐ)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]