Táo bón - Nguyên nhân của táo bón

15.4987
Táo bón là gì?

Táo bón có nghĩa là những khác biệt ở những người khác nhau. Ở nhiều người, chỉ đơn thuần có nghĩa là ít đi tiêu. Tuy nhiên, đối với một số người khác táo bón có nghĩa là phân cứng, phân khó đi tiêu (phải gắng sức rặn), hay là cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi tiêu. Nguyên nhân của mỗi “loại” táo bón thì khác nhau và cách tiếp cận đối với từng người cũng nên thay đổi cho phù hợp với từng loại táo bón đặc hiệu. Táo bón có thể xen kẽ với tiêu chảy. Dạng này thường là một trong những dấu hiệu thường thấy của hội chứng ruột kích thích (IBS). Cực điểm của táo bón nén chặt phân, tình trạng phân cứng trong trực tràng và chặn đường phân ra.

Số lần đi tiêu thường giảm dần theo tuổi. Ở 95% người lớn, mỗi tuần thường đi tiêu từ 3 đến 21 lần được coi là bình thường. Dạng thông dụng nhất là mỗi ngày đi tiêu một lần, nhưng dạng này chỉ gặp ở dưới 50% số người táo bón. Ngoài ra, hầu hết là không theo quy tắc nào và không đi tiêu mỗi ngày hay có cùng số lần đi tiêu giữa các ngày.

Theo ngôn ngữ y khoa, táo bón thường được định nghĩa là có dưới 3 lần đi trong một tuần. Táo bón nặng được định nghĩa đi tiêu dưới một lần mỗi tuần. Không có lý do y khoa nào cho thấy cần phải đi tiêu mỗi ngày một lần. Khi khỏi nhà mà không đi tiêu trong 2 hoặc 3 ngày không gây ra khó chịu thể chất nào, trừ ra những lo lắng về tinh thần ở một số người. Trái với quan niệm của một số người là không có bằng chứng nào cho thấy ‘độc chất’ tích tụ khi số lần đi tiêu ít hay táo bón lâu ngày dẫn đến ung thư.

Phân biệt táo bón cấp (mới khởi phát) với táo bón mạn tính (kéo dài) là rất cần thiết. Táo bón cấp cần được đánh giá khẩn cấp bởi có thể do nguyên nhân tiềm tàng bên dưới như mắc bệnh nặng nề (ví dụ u đại tràng). Táo bón cũng cần đánh giá ngay lập tức nếu có kết hợp với các triệu chứng gây ra lo lắng như xuất huyết trực tràng, đau bụng và co thắt, nôn, buồn nôn, giảm cân tự phát. Trái lại, có thể không cần quan tâm đánh giá ngay lập tức thể táo bón mạn tính , đặc biệt nếu chỉ là những đánh giá đơn thuần làm giảm đau.

Nguyên nhân của táo bón

Theo lý thuyết, táo bón có thể do thức ăn tiêu hoá di chuyển chậm qua bất kỳ đoạn nào của ống tiêu hoá.

Tuy nhiên, trong hơn 95% trường hợp chúng di chuyển chậm qua đoạn đại tràng.

Thuốc:

Nguyên nhân thường gây táo bón được tìm thấy là do thuốc. Các nguyên nhân tác dụng do thuốc bao gồm:


Các thuốc giảm đau gây nghiện như codeine (Ví dụ Tylenol #3), oxycodone (ví dụ như Percocet), hdrophormone (Dilaudid)

Các thuốc chống trầm cảm như amitriptylene (Elavil) và imipramine (Tofranil).

Các thuốc chống động kinh như phenytoin (Dilantin) và carbamazepine (Tegretol).

Sắt bổ sung.

Các thuốc chặn kênh calci như diltiazem (Cardizem) và nifedipine (Procardia)

Các thuốc antacid có chứa nhôm như Amphojel, phosphalugel và Basaljel

Ngoài danh sách ở trên, còn nhiều thuốc khác có thể gây táo bón. Vài xử trí đơn giản đối với những những nguyên nhân gây táo bón do thuốc như chế độ ăn nhiều chất xơ thường có hiệu quả, và không cần thiết phải ngưng dùng thuốc. Nếu những xử trí này không hiệu quả, có thể cần thay thế bằng thuốc ít gây táo bón hơn. Ví dụ, thuốc kháng viêm không steroid có thể thay thế cho các thuốc giảm đau an thần. Hơn nữa, có thể thay thế amitriptylene và imipramine bằng một trong những thuốc mới và ít gây táo bón hơn (như fluoxetine hay Prozac).

Thói quen:

Phản xạ đi cầu có thể điều chỉnh được theo ý muốn. Có nghĩa là một người bình thường có thể ngăn cảm giác thúc bách muốn đi tiêu. Dầu vậy, ngăn cảm giác đi tiêu thường xuyên sẽ dẫn đến mất cảm giác thúc bách và dẫn đến táo bón.

Chế độ ăn:

Chất xơ rất quan trọng để duy trì phân to, mềm. Do đó, các chế độ ăn ít chất xơ có thể gây táo bón. Nguồn chất xơ tự nhiên tốt nhất là trái cây, rau và các loại hạt.

Thuốc nhuận tràng:

Một trong những nguyên nhân nghi ngờ gây táo bón nặng là lạm dụng các chất kích thích nhuận tràng (như cây keo, dầu thầu dầu, và vài loại thảo mộc). Mặc dù khó có thể kết luận, nhưng có những chứng cớ cho rằng sử dụng thường xuyên những chất kích thích nhuận tràng có thể gây tổn thương dây thần kinh đại tràng về lâu dài làm thay đổi chức năng đại tràng. Các dây thần kinh kiểm soát các cơ đại tràng. Các tổn thương được qui cho có liên quan đến sự co bóp và tống phân khỏi lòng đại tràng. Sử dụng chất kích thích đại tràng làm xuất hiện chu kỳ bất thường, sau đó tổn thương có thể gây táo bón và phải cần dùng lượng chất kích thích nhuận tràng nhiều hơn nữa. Kể từ đó, người ấy chỉ đi tiêu được khi sử dụng chất kích thích nhuận tràng. Cần giới hạn sử dụng các chất kích thích nhuận tràng do mối liên quan với tổn thương đại tràng lâu dài. Các loại chất nhuận tràng khác không gây nên tổn thương này.

Các rối loạn hormon:

Hormon có tác động đến việc đi tiêu. Chẳng hạn, lượng hormon giáp quá ít (giảm năng tuyến giáp), và hormon cận giáp quá nhiều (do tăng nồng độ calci trong máu ) có thể gây táo bón. Trong thời gian kinh nguyệt của người phụ nữ, nồng độ estrogen và progesteron cao có thể gây táo bón. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài. Mức độ estrogen và progesteron cao trong quá trình mang thai cũng gây táo bón.

Các bệnh lý ảnh hưởng đến đại tràng:

Có nhiều bệnh lý có ảnh hưởng đến chức năng của cơ và thần kinh đại tràng. Các bệnh này gồm có tiểu đường, xơ cứng bì, tắc ruột giả, bệnh Hirschbrung, Chagas. Ung thư hay chít hẹp đại tràng gây tắc nghẽn cũng làm giảm sự tống phân.

Các bệnh lý hệ thần kinh trung ương:

Vài bệnh lý não và tuỷ sống cũng gây nên táo bón, gồm có bệnh Parkinson, xơ cứng toàn thể, và chấn thương tuỷ sống.

Đại tràng vô lực:

Đại tràng vô lực là tình trạng thần kinh hoặc cơ đại tràng không hoạt động bình thường. Kết quả là những thứ trong lòng đại tràng không được đẩy qua một cách bình thường. Không rõ nguyên nhân gây ra đại tràng vô lực. Trong vài trường hợp, thần kinh và cơ đại tràng bị bệnh. Đại tràng vô lực cũng có thể là hậu quả của việc sử dụng chất kích thích nhuận tràng lâu ngày. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp thì nguyên nhân chưa tìm thấy.

Rối loạn sàn chậu:

Rối loạn sàn chậu (còn được biết là tắc nghẽn đường ra hay làm chậm đường thoát) là tình trạng cơ sàn chậu bao quanh trực tràng hoạt động không bình thường. Những cơ này quyết định sự đi tiêu (nhu động ruột. Không rõ vì sao ở một số người những cơ này hoạt động không hợp lý, chúng làm cho sự di chuyển phân khó khăn ngay cả khi mọi thứ đều bình thường.
Đánh giá táo bón như thế nào?

Một bệnh sử và khám lâm sàng rõ ràng rất quan trọng ở tất cả các bệnh nhân táo bón. Có vài xét nghiệm có thể đánh giá táo bón. Hầu hết các bệnh nhân chỉ cần vài xét nghiệm cơ bản. Những xét nghiệm khác chỉ dành cho những người táo bón nặng hay táo bón không dễ dàng đáp ứng với điều trị.

Bệnh sử:

Hỏi bệnh sử kỹ lưỡng ở bệnh nhân táo bón rất cần thiết vì nhiều lẽ, nhưng đặc biệt nó cho phép thầy thuốc xác định được táo bón. Rồi những điều này sẽ hướng đến chẩn đoán và điều trị. Ví dụ, nếu đi tiêu đau, bác sĩ biết tìm kiếm các vấn đề hậu môn như hẹp cơ vòng hậu môn hay nứt hậu môn. Nếu vấn đề là phân nhỏ, có thể là do thiếu chất xơ trong chế độ ăn. Nếu bệnh nhân phải ráng sức (rặn) nhiều, có thể vấn đề là rối loạn sàn chậu.

Bệnh sử cũng khám phá tình trạng dùng thuốc và các bệnh lý gây táo bón. Trong những trường hợp này, có thể thay đổi thuốc và điều trị bệnh phát hiện được.

Khám lâm sàng:

Khám lâm sàng có thể biết được bệnh lý có thể gây táo bón (như xơ cứng bì chẳng hạn). Khám trực tràng bằng ngón tay có thể khám phá ra hẹp cơ vòng hậu môn làm đi tiêu khó khăn. Nếu sờ thấy đại tràng đầy phân qua thành bụng sẽ gợi ý tình trạng táo bón nặng. Phân trong trực tràng gợi ý vấn đề của hậu môn, đại tràng, hay cơ sàn chậu.

Các xét nghiệm về máu:

Xét nghiệm máu thích hợp để đánh giá bệnh nhân táo bón. Đặc biệt hơn, xét nghiệm máu tìm hormon giáp (để phát hiện thiểu năng giáp) hay calci (để phát hiện tăng quá nhiều lượng hormon cận giáp) có thể có ích.

X quang bụng:

Lượng lớn phân trong đại tràng thường có thể thấy được trên phim X quang bụng đơn giản. Phân thấy được càng nhiều thì táo bón càng nặng.

X quang cản quang:

Thụt tháo bằng Barium (đường tiêu hoá dưới) là chụp X quang với barium lỏng được đổ đầy vào trực tràng và đại tràng qua hậu môn. Bari sẽ vẽ hình đại tràng trên phim X quang và xác định giải phẫu bình thường hay bất thường của trực tràng và đại tràng. Có thể phát hiện ra khối u và chít hẹp trong các nguyên nhân gây táo bón qua xét nghiệm này.

Các khảo sát đường đi đại tràng:

Các khảo sát ống đại tràng là X quang bụng thường xác định thời gian giữ thức ăn di chuyển qua ruột. Để nghiên cứu sự di chuyển, người bệnh phải uống viên nang trong một hoặc vài ngày. Trong viên nang có nhiều mảnh plastic có thể nhìn thấy trên phim X quang. Vỏ bọc gelatin được hoà tan và giải phóng các mảnh plastic vào ruột. Các mảnh này sẽ di chuyển (như khi tiêu hoá thức ăn) qua ruột non và vào đại tràng. Sau 5-7 ngày, chụp X quang bụng và đếm các mảnh plastic trong các phần đại tràng. Sau khi đếm các mảnh có thể xác định có sự chậm trễ di chuyển trong lòng đại tràng và vị trí bị chậm. Ở những người không táo bón, tất cả các mảnh palstic đều được thải ra ngoài trong phân và không còn trong đại tràng. Khi những mảnh này còn khắp đại tràng gợi ý rằng cơ hoặc thần kinh cả đại tràng không hoạt động, điển hình của bệnh đại tràng vô lực. Nếu những mảnh này tích tụ ở trực tràng sẽ gợi ý rối loạn chức năng sàn chậu.

Ghi hình khi đi tiêu:

Ghi hình khi đi tiêu là xem xét sự biến đổi barium thụt tháo. Trong thủ thuật này, một lượng lớn barium nhão được đặt vào trong đại tràng bệnh nhân qua đuờng hậu môn. Sau đó sẽ chụp X quang khi bệnh nhân đi tiêu ra barium. Barium phát họa ra hình ảnh trực tràng và hậu môn một cách rõ ràng và mô tả những thay đổi cơ sàn chậu xảy ra trong quá trình đi tiêu. Hơn nữa, ghi hình trực tràng khi đi tiêu giúp khám quá trình đi tiêu và cung cấp những thông tin bất thường về giải phẫu của đại tràng, cơ sàn chậu trong khi đi tiêu.

Các khảo sát chuyển động trực tràng hậu môn:

Khảo sát chuyển động trực tràng hậu môn bổ sung cho ghi hình trực tràng khi đi tiêu cung cấp các đánh giá chức năng cơ và thần kinh của hậu môn, trực tràng. Để nghiên cứu chuyển động hậu môn trực tràng, một ống mềm đường kính khoảng một phần tám inch được đặt vào trực tràng qua hậu môn. Bộ phận cảm biến trong ống sẽ đo áp lực gây ra do cơ hậu môn trực tràng. Khi đặt ống vào vị trí, bệnh nhân sẽ làm vài động tác đơn giản như tự ý co thắt cơ vòng hậu môn. Khảo sát chuyển động hậu môn trực tràng có thể giúp xác định cơ hậu môn và trực tràng có hoạt động bình thường hay không. Khi chức năng những cơ này suy yếu, đường di chuyển phân bị hẹp do đó gây nên tình trạng tương tự như rối loạn chức năng sàn chậu.

Khảo sát chuyển động đại tràng:

Khảo sát chuyển động đại tràng tương tự khảo sát chuyển động trực tràng hậu môn ở nhiều khía cạnh. Một ống mềm rất dài, hẹp (đường kính một phần tám inch) được đặt qua hậu môn và qua một phần hoặc cả đại tràng trong thủ thuật có tên gọi là nội soi đại tràng. Bộ phận cảm biến trong ống sẽ đo áp lực co cơ đại tràng. Sự co này là kết quả của hoạt động phối hợp giữa thần kinh và cơ đại tràng. Nếu hoạt động cơ và thần kinh bất thường thì áp lực đại tràng sẽ bất thường. Khảo sát chuyển động đại tràng hữu dụng nhất trong xác định đại tràng vô lực. Những khảo sát này được coi như nghiên cứu phân, nhưng có ích trong những quyết định điều trị bệnh nhân táo bón nặng. (BSGĐ)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]