Tập cho bé ngồi bô: Không đúng cách là hại con!

Tập ngồi bô quá sớm có thể hại bàng quang của con, giục giã con làm giảm hiệu quả thành công của việc tập,... còn điều gì mẹ chưa biết?

15.5706


Trẻ cần được đi vệ sinh tự do cho đến khi chúng có dấu hiệu sẵn sàng cho việc tập ngồi bô. (Ảnh minh họa)

Tập ngồi bô cho con quá sớm

Không có độ tuổi nhất định nào là lí tưởng cho việc tập ngồi bô. Nếu em bé nhà bạn chưa có những dấu hiệu sẵn sàng cho việc tập, đừng vội vã huấn luyện con, đừng so sánh con mình với những đứa trẻ khác vì mỗi đứa trẻ sẽ có một thời điểm thích hợp riêng.

Tiến sĩ Steve Hodges, một chuyên gia nhi khoa tại Trung tâm y tế Baptist, Đại học Wake Forest (Mỹ) cho biết bàng quang của trẻ vẫn tiếp tục lớn lên và hoàn chỉnh cho đến lúc 3 tuổi. Nó sẽ phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Bắt bé ngồi bô quá sớm có thể sẽ phá vỡ quy trình tự nhiên đó, dễ gây ra táo bón, suy thận, thâm chí là nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, trẻ cần được đi vệ sinh tự do cho đến khi chúng sẵn sàng cho việc tập ngồi bô.

Một số dấu hiệu có thể bé đã sẵn sàng:

- Bé có thể tự đi lại và ngồi lên bô, bồn cầu

- Bé có thể tự cởi quần ra và mặc quần vào

- Bé đi tiêu đều đặn

- Bé có thể giữ cho tã khô trong khoảng 2 tiếng đồng hồ hoặc hơn

- Bé thể hiện sự khó chịu khi tã ướt hoặc bẩn

- Bé thể hiện sự quan tâm nhất định đối với nhà vệ sinh, chẳng hạn như thích giật nước bồn cầu hoặc muốn cùng vào nhà tắm với bố mẹ hoặc anh chị em.

Giục giã con trong lúc ngồi bô

Khi bé bước vào giai đoạn tập luyện, trẻ càng ít gặp căng thẳng thì việc tập luyện càng dễ thành công. Thúc giục con chỉ làm trẻ thêm áp lực và làm chậm lại quá trình tập ngồi bô. Đặc biệt, nếu bạn thể hiện sự cáu kỉnh, nóng giận vì con không làm đúng ý mình thì bé sẽ càng sợ sệt và khó khăn hơn trong việc hợp tác.

Không huấn luyện con thường xuyên

Trong suốt quá trình tập cho bé ngồi bô, điều quan trọng là mẹ cần hướng dẫn cho bé làm hàng ngày, đều đặn để bé không bị quên mất kĩ năng. Trẻ cần được đi tè sau khi uống chất lỏng được khoảng 20 phút. Nếu mẹ quên không nhắc nhở con đi tè thường xuyên, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ tè dầm và việc tập luyện khó đạt được thành công như mong đợi.

Không tạo cảm hứng kích thích con

Trẻ con rất ưa những lời nói ngọt ngào, động viên. Đừng quên khích lệ, cổ vũ bé và tuyên dương bé mỗi khi bé ngồi bô theo lời mẹ. Điều này sẽ khiến bé hứng thú với việc tập luyện hơn rất nhiều. Những câu nói như “Bắt đầu ra dáng người lớn rồi đấy!”, “Bé của mẹ giỏi quá!” luôn có tác dụng thần kì giúp bé nhanh thành công.

Ngoài ra, mẹ nhớ chọn mua chiếc bô thật xinh xắn, đúng màu bé thích cũng như những đồ chơi sinh động để bé cầm trong lúc ngồi bô để bé không có cảm giác ngồi bô là việc bị ép buộc mà là một trò chơi thú vị.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]