"Thần dược" quanh ta: Ngô bắp ngon, rẻ và chống ung thư hiệu quả

(GDVN) - Chúng ta thường xuyên ăn ngô dù là ngô luộc, ngô nổ, hay uống nước hãm râu ngô, nhưng ít người biết tác dụng dược lý của loại thực phẩm phổ biến này là rất tốt cho sức khỏe.

15.5981
Chống ung thư hiệu quả: Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxi hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Một nghiên cứu kéo dài nhiều năm ở 63.000 người trưởng thành tại Trung Quốc cho thấy, những người có chế độ ăn nhiều beta-cryptoxanthin giảm được 27% nguy cơ ung thư phổi.
Xem thêm:
Một nghiên cứu khác, ở 35.000 người tham gia cho biết, những người ăn thực phẩm nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
Xem thêm:
Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa: Một trong những lợi ích của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Lý do là bắp ngô giàu chất xơ không hòa tan- chất khiến dễ tiểu tiện.
Xem thêm:
Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). SCFA có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết.
Xem thêm:
Tốt cho người tiểu đường: Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn bắp ngô sẽ giảm được nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Trong một cuộc thử nghiệm ở 40.000 người cho thấy, những phụ nữ thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn 30% so với những người không ăn hoặc ít khi ăn.
Xem thêm:
Chỉ số đường huyết của ngô thấp giúp giảm lượng đường huyết trong máu. Chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, từ đó giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Xem thêm:
Tốt cho não: Bắp cũng giàu vitamin B1 giúp acetylcholine-một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ. Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra tình trạng đầu óc mệt mỏi và giảm trí nhớ. Một bát ngô có thể đáp ứng được khoảng 24% lượng thiamin mà cơ thể cần mỗi ngày.
Xem thêm:
Tốt cho mắt: Bắp ngô cũng giàu beta-carotenoid và folate, cả hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Các nhà khoa học phát hiện thấy, beta-carotenoid trong bắp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác. Mà chúng ta biết rằng, Vitamin A rất cần thiết cho “cửa sổ tâm hồn” vì nó giúp sáng mắt.
Xem thêm:
Tốt cho da: Lâu nay nhiều hãng được phẩm trên thế giới đã dùng ngô để chiết xuất nhiều thành phần dinh dưỡng để chế tạo dược phẩm. Tuy nhiên, cách đơn giản là bạn có thể ăn bắp thường xuyên sẽ giúp da sáng đẹp hơn. Nếu bạn bị dị ứng, bạn cũng có thể lấy hạt ngô non tươi giã ra và xoa lên chỗ bị dị ứng. Một lúc là vết ngứa sẽ dịu đi.
Xem thêm:
Tốt cho phụ nữ mang thai: Lâu nay bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai tăng cường bổ sung chất folate nếu cơ thể bị thiếu. Folate là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật. Trong khi đó, bắp lại rất giàu folate. Nếu bạn thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh.
Xem thêm:
Bảo vệ tim: Bắp là thực phẩm cũng có chứa nhiều cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol trong mật, được bài tiết từ gan, sau đó lan truyền đi khắp nơi trong cơ thể để hấp thụ tiếp cholesterol có hại.
Xem thêm:
Ngoài ra, lượng vitamin B trong bắp cũng giúp làm giảm homocysteine. Chúng ta biết rằng, nếu homocysteine tăng cao có thể phá hủy các mao mạch, từ đó mà dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ăn một bắp ngô cũng có thể cung cấp được 19% lượng vitamin B mỗi ngày.
Xem thêm:
Bắp chứa nhiều vitamin B1 - được sử dụng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate. Nguồn vitamin B5 dồi dào trong bắp giúp cải thiện chức năng sinh lý.
Xem thêm:
Râu bắp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cách sử dụng cũng đơn giản vì không cần làm gì hết, chỉ... giữ lại râu bắp trước khi nấu bắp
Xem thêm:
Ngoài hàm lượng vitamin C và potassium cao, râu bắp còn cung cấp thêm những chất quan trọng khác như allantoin, mucilage và saponin... Chất allantoin có tác dụng làm lành vết thương, làm lành bệnh; chất saponin đóng vai trò kháng viêm; mucilage có tác dụng làm dịu sự kích ứng ở các mô.
Xem thêm:
Cách đơn giản để tận dụng những giá trị từ râu bắp là làm trà để uống. Dùng một nắm tay râu bắp cho vào nước đang sôi và ngâm khoảng 10 phút. Uống trà râu bắp có tác dụng làm giảm sự ứ nước của cơ thể và cũng có tác dụng khử độc cho cơ thể.
Xem thêm:
Trà râu bắp rất có công hiệu trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang và những rối loạn chức năng thận. Ngoài ra, trà râu bắp còn có tác dụng làm hạ huyết áp, giảm các cơn đau do viêm khớp, trị chứng vàng da, bảo vệ tiền liệt tuyến. Nước trà râu bắp, nếu bôi lên da sẽ giúp vết thương mau lành.
Xem thêm:
Nên uống một tách trà râu bắp mỗi ngày 3 lần, có thể uống liên tiếp trong một tuần. Điều quan trọng cần chú ý là những người đang dùng các thuốc lợi tiểu như furosemide (tên thương mại Lasix) thì không nên uống trà râu bắp.
Xem thêm:
Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng.Nuớc râu ngô còn làm hạ đường huyết , tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông.
Xem thêm:
Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
Xem thêm:
Trong thực tế , ở nông thôn , vào vụ thu hoạch ngô có rất nhiều râu ngô bị bỏ đi. Việc sử dụng nước luộc ngô cũng tận dụng được một ít râu ngô có trong các bắp ngô luộc. Nhiều người thường thu mua râu ngô, phơi khô để dùng dần. Cách đơn giản là làm nuớc sắc hay nước hãm râu ngô như đã giới thiệu ở trên.
Xem thêm:
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]