Thận ứ nước cần kiêng gì?

SKĐS - Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên.

17.2954

Con tôi 7 tuổi bị thận ứ nước ở thận trái cấp độ 2. Đi khám nhưng bác sĩ nói để điều trị và theo dõi thêm. Tôi muốn biết có cần phải kiêng hay lưu ý điều gì không?

Lê Thị Thùy Dung ([email protected])

Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Bệnh có thể gây suy giảm chức năng thận, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận. Các tổn thương này có thể hồi phục nếu giải quyết nhanh, thận hết ứ nước. Trái lại, nếu thận ứ nước kéo dài nhiều tuần, tổn thương là vĩnh viễn. Nếu là thận ứ nước cấp tính thì chức năng thận vẫn tốt. Nhưng nếu kéo dài, không được xử trí thì xảy ra thận ứ nước mạn tính làm các đơn vị thận bị huỷ hoại dần, mức lọc cầu thận giảm đi và cuối cùng đưa đến suy thận mạn tính, viêm cầu thận... Chính vì thế, việc điều trị bệnh thận ứ nước kịp thời là rất cần thiết nhằm tránh được những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Nguyên nhân gây thận ứ nước thường do sỏi tiết niệu, viêm gây hẹp niệu đạo, do u ở cơ quan lân cận chèn vào niệu quản, niệu đạo, bệnh đa xơ cứng,... tùy nguyên nhân mà điều trị. 

Trường hợp bé 7 tuổi thì hiếm khi do sỏi. Trong các trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên cần cho bé đi siêu âm kiểm tra định kỳ theo hẹn của bác sĩ. Chú ý, tránh những nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da, sử dụng thuốc gì cần có chỉ định của bác sĩ để tránh hại cho thận. Không phải kiêng muối nếu không có suy thận hoặc viêm cầu thận. Hiện tại, cháu đã được khám và đang theo dõi, vậy chị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy bé đau bụng, nôn, tiểu máu hoặc phù... cần đi khám ngay.

BS. Trần Kim Anh

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]